Khối ngoại bán ròng hơn 9.000 tỷ đồng trong tháng 3/2024
Hai cổ phiếu bán ròng nhiều nhất là VHM và VNM của Vinamilk giá trị ròng 2.000 tỷ đồng; tiếp theo là cổ phiếu MSN của Masan bị bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng.
Tỷ giá biến động được cho là lý do khiến nhà đầu tư nước ngoài cơ cấu lại dòng tiền, tạo áp lực bán ròng. Ba tháng đầu năm, khối ngoại chỉ mua ròng trong tháng 1, gần 178 tỷ đồng - mức thấp nhất 7 năm qua.

Xu hướng bán trở lại trong tháng 2 và 3. Lũy kế từ đầu năm tới nay, giá trị bán ròng của khối ngoại đạt 9.886 tỷ đồng. Mức này tương đương một nửa lượng bán cổ phiếu năm 2023.
Ở khu vực Đông Nam Á, không chỉ Việt Nam, Thái Lan cũng là thị trường chịu ảnh hưởng của đợt tái cấu trúc dòng vốn của khổi ngoại.
Dự báo trong ngắn hạn, nhiều chuyên gia cho rằng tác động từ diễn biến của nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa quá ảnh hưởng tới xu hướng thị trường. Bởi, lực cầu tích cực từ nhà đầu tư cá nhân trong nước duy trì tốt với nền thanh khoản cao.


Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.
Thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD ngày 3/4 đã tụt dốc mạnh, khi các nhà giao dịch phản ứng với thông báo thuế quan mà Tổng thống Donald Trump đưa ra một ngày trước đó.
Doanh nghiệp Việt Nam cần sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất, tránh bị động và rút kinh nghiệm từ đợt sốc lần này trước quyết định cuối cùng về thuế đối ứng của Mỹ.
Trước quyết định áp thuế đối ứng lên tới 46% từ Hoa Kỳ, Bộ Công Thương cho biết cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và doanh nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy đàm phán các FTA với các thị trường mới.
Trường Đại học Thương mại đã công bố Báo cáo thường niên Kinh tế và Thương mại Việt Nam 2024 với chủ đề “Công nghệ AI trong kỷ nguyên số” và đưa ra 3 kịch bản dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2025.
Thị trường các quốc gia Hồi giáo Halal với hơn 2 tỷ người, đang là một thị trường xuất khẩu tiềm năng cho nông sản Việt Nam.
0