Khối Ả Rập họp về Gaza: Đũa cả bó, khó bị bẻ

5/6 thành viên của tổ chức Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) cùng Ai Cập và Jordani đã tổ chức một cuộc gặp cấp cao riêng để trao đổi, tham vấn lẫn nhau về ý định của Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa người Palestin ra khỏi Dải Gaza và đặt vùng lãnh thổ này dưới sự quản lý trực tiếp của Mỹ.

Trong số các thành viên của GCC, chỉ có Oman không tham dự. Các bên tham dự muốn thống nhất với nhau quan điểm về đối sách trước khi đưa việc này lên chương trình nghị sự của cuộc gặp cấp cao sắp tới của tổ chức Liên đoàn Ả Rập.

Ông Trump mới đưa ra ý tưởng trên, tính khả thi của đề xuất này gần như không có cả về chính trị lẫn pháp lý quốc tế. Tuy nhiên, kịch bản không thể loại trừ Mỹ và Israel sẽ tìm mọi cách, kể cả cưỡng bức, để đẩy hết người Palestin ra khỏi Dải Gaza. Làm như vậy, Mỹ và Israel đạt được những mục tiêu là triệt hạ tận gốc rễ lực lượng Hamas ở Dải Gaza, tạo được vùng đệm an ninh cho Israel, huỷ hoại mọi kế hoạch hay đề nghị về thành lập nhà nước Palestin độc lập, có chủ quyền và lãnh thổ cùng tồn tại hoà bình với nhà nước Israel ở khu vực Trung Đông. Nếu kiểm soát và quản lý Dải Gaza, Mỹ chẳng khác gì có riêng một tiền đồn chiến lược ở khu vực Trung Đông và Israel sẽ thu về được "lợi đơn, ích kép".

Đối với tất cả các nước Ả Rập trong khu vực, kịch bản trên là cơn ác mộng. Không những chỉ có người Palestin không có được nhà nước độc lập, có chủ quyền và lãnh thổ mà có nhiều triệu người Palestin phải tỵ nạn mãi mãi ở các quốc gia Ả Rập trong khu vực. Không ai biết được Mỹ và Israel còn sẽ làm gì với Dải Gaza. Không ai có thể lường hết được mức độ nguy hại của hệ luỵ và hậu quả của tình trạng người Palestin lưu vong và tỵ nạn, sự chống đối của người Palestin khi bị đẩy ra khỏi những vùng lãnh thổ vốn thuộc về người Palestin cũng như mức độ phản đối của người Ả Rập và người Hồi giáo trong khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh. Cả khu vực lớn này sẽ không được yên hàn và sẽ chìm đắm trong xung khắc, bạo lực.

Do đó, các bên tham dự cuộc gặp cấp cao ở Ả Rập Xê Út trao đổi và tham vấn với nhau về cách thức ứng phó chính quyền mới ở Mỹ, làm sao để ông Trump và Israel không thể thực hiện được ý tưởng của ông Trump về Dải Gaza.

Các bên tham dự ý thức được rằng họ phải đoàn kết thống nhất quan điểm và phối hợp hành động trước, để rồi từ đó gây dựng sự đoàn kết thống nhất quan điểm và phối hợp hành động rộng khắp trong thế giới Ả Rập và thế giới Hồi giáo, không để bị ông Trump phân rẽ nội bộ, lấy số đông hỗ trợ những thành viên riêng rẽ rồi đây chắc sẽ bị ông Trump chọn ra đánh lẻ và gia tăng mạnh mẽ mức độ áp lực và doạ dẫm.

Đối sách thích hợp nhất là đoàn kết thống nhất, như "đũa cả bó, khó bị bẻ gãy".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bài phát biểu đầu tiên trước công chúng, Đức Giáo hoàng Leo XIV đã lên tiếng kêu gọi các cường quốc thế giới cùng chung tay hướng tới hòa bình, chấm dứt các cuộc xung đột đẫm máu đang diễn ra trên toàn cầu.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận, Ankara sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine, sau đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc nối lại đối thoại tại Istanbul.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/5 tuyên bố, nước này sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Nga nhằm tìm giải pháp chấm dứt xung đột, song nhấn mạnh điều kiện tiên quyết là một lệnh ngừng bắn kéo dài ít nhất 30 ngày.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.

Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.