Khoảng trống ở làng xuất khẩu lao động
Xã Châu Sơn gồm có 2 thôn: Hoắc Châu và Hạc Sơn, với 4.964 nhân khẩu. Trước đây, thu nhập của người dân chủ yếu trông chờ vào hai vụ lúa và một vụ màu, bởi vậy mà dù chịu thương, chịu khó đến mấy, cuộc sống của người dân vẫn đói nghèo. Nhưng, kể từ năm 1994 đến nay, mọi thứ đã thực sự thay đổi từ khi người dân trong xã có phong trào đi xuất khẩu lao động. Hiện toàn xã có khoảng hơn 300 nhân khẩu trong độ tuổi đang lao động ở các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia…
Xuất khẩu lao động đã mang lại nguồn thu nhập cao, cải thiện cuộc sống cho nhiều gia đình, tạo nguồn đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi của xã, thôn và làm cho diện mạo xã Châu Sơn khởi sắc từng ngày.

Tuy nhiên, lao động xuất khẩu cũng để lại những khoảng trống trong nhịp sống ở làng quê Châu Sơn.
Gia đình ông Nguyễn Thái Bình (xã Châu Sơn) hiện có hai con trai đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan (Trung Quốc). Nhờ nguồn thu nhập từ xuất khẩu lao động của hai con, gia đình ông cũng đã xây dựng được nhà cửa khang trang với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Gần chục năm nay, hai vợ chồng ông Bình thay các con đảm trách việc chăm sóc, dạy bảo các cháu nội để cho các bố mẹ chúng yên tâm lao động ở nước ngoài.

Chồng đi xuất khẩu lao động, chị Lê Thị Thơm một mình thay chồng cáng đáng mọi việc trong gia đình và chăm sóc 3 con. Các con còn nhỏ, nên ngoài thời gian làm việc đồng áng và làm nghề may, một mình chị phải làm tất cả mọi việc nặng nhọc trong gia đình. Chị tâm sự, thiếu vắng người đàn ông, trụ cột trong gia đình, nhiều lúc cũng tủi thân, nhưng chị tự nhủ phải cố gắng để tương lai có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trái với gia đình chị Thơm, gia đình anh Lê Biên Cương (xã Châu Sơn) có vợ đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan từ năm 2014, khi con út mới được 3 tuổi. Ở nhà, ngoài công việc làm thợ xây, anh Cương còn phải đóng vai một người nội trợ trong gia đình thay cho vợ chăm sóc, lo lắng cái ăn cái mặc, học hành, sách vở cho hai đứa con.
Anh Cương tâm sự: “Hằng ngày mình phải làm tất mọi công việc gia đình từ dậy sớm, chuẩn bị ăn sáng cho hai cháu, đôn đốc việc học tập, đi làm, đi chợ mua thức ăn... Thế mới biết vai trò của người phụ nữ trong gia đình vô cùng to lớn".
Đi làm việc ở nước ngoài theo chương trình xuất khẩu lao động đối với người dân Châu Sơn là một trong những con đường làm giàu của nhiều gia đình. Vì tương lai, nhiều gia đình đã chấp nhận sự xa cách, thiếu vắng hơi ấm tình thân chỉ với mong muốn có cuộc sống đủ đầy, sung túc hơn.


Những chiếc xe bán hàng ăn lưu động hàng đêm đều có mặt trên nhiều góc phố, con đường, đem theo những món ăn nóng hổi phục vụ mọi người, góp phần vào nhịp sống đêm vừa quen, vừa lạ của Hà Nội.
Con phố sách cũ trên đường Láng (Hà Nội) là chốn thân quen của nhiều người, nơi chứa đựng những câu chuyện riêng, khiến cho tâm hồn của họ luôn được rộng mở.
Những ngày khô lạnh ít ỏi của đợt rét tháng Ba rất nhanh sẽ đi qua, để sớm mai, một mùa hè rực rỡ bừng tỉnh.
Hơi thở của cuộc sống hiện đại trong âm nhạc đường phố nhiều năm nay đã mang đến cho không gian hồ Gươm một góc nhìn vô cùng mới mẻ, lôi cuốn và hấp dẫn mọi du khách mỗi dịp cuối tuần.
Giữa những bộn bề cuộc sống, người ta luôn tìm kiếm cách để giải trí, để tái tạo năng lượng. Swing - môn nhảy sôi động là một cách để người trẻ tận hưởng cuộc sống.
Cổng Đục là đoạn phố nối giữa hai phố Hàng Vải và Hàng Mã, nơi đây đã trở thành một điểm nhấn trong bản đồ du lịch văn hóa của du khách.
0