Khoa học công nghệ thúc đẩy kinh tế bền vững

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế và phát triển bền vững. Việt Nam cần giải quyết các thách thức trong công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.

Sáng 6/12 tại Hà Nội, đã diễn ra diễn đàn “Nhịp đập kinh tế Việt Nam 2023" với chủ đề "Khoa học công nghệ thúc đẩy thịnh vượng - Cơ hội cho Việt Nam”.

Tại diễn đàn, các chuyên gia cho rằng, đổi mới công nghệ, chuyển đổi năng lượng và những thay đổi trong chiến lược địa chính trị đã tạo ra những cơ hội lịch sử để Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi kinh tế, thâm nhập các thị trường mới cho hàng hóa và dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn và tăng giá trị của hàng xuất khẩu. Biết tận dụng cơ hội này sẽ giúp Việt Nam có khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế.

Ông Jonathan Pincus – chuyên gia kinh tế cao cấp – UNDP tại Việt Nam cho biết: “Việt Nam là nước phát triển kinh tế tốt hơn so với hầu hết các quốc gia khác trong khu vực. Năm nay là năm khó khăn đối với các nước, nhiều nước nền kinh tế bị chậm lại, tuy nhiên, Việt Nam lại có sự tăng trưởng kinh tế tốt. Các yếu tố làm nên sự thành công nền kinh tế Việt Nam đó là nền kinh tế mở, cùng với một số yếu tố về xuất khẩu, chính trị và nắm bắt cơ hội”.

Thể chế tiếp tục được hoàn thiện, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, giải ngân vốn đầu tư công tăng cao so với năm 2022, xuất khẩu phục hồi trở lại là những điểm sáng của kinh tế Việt Nam trong năm 2023. Trong đó, khoa học và công nghệ được coi là nguồn lực quan trọng, có tác động lớn đối với phát triển kinh tế của quốc gia. Tuy nhiên, để đưa kinh tế Việt Nam phát triển thông qua lĩnh vực công nghệ thì cần giải quyết các nút thắt hiện nay.

Các chuyên gia cũng cho rằng, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế và giải quyết các thách thức trong năng lực công nghệ sẽ giúp Việt Nam thu hút đầu tư vào các công nghệ tiên tiến như chất bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, đồng thời xây dựng môi trường kinh doanh đổi mới và cạnh tranh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng từ 1-3 tháng để đàm phán với tinh thần đảm bảo công bằng, cả hai bên cùng có lợi, theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.

Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).

Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.

Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.

Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.