Khó giải ngân gói 120.000 tỷ, có nên dùng vốn chính sách?
Câu hỏi đặt ra là có nên tiếp tục khơi thông gói 120 nghìn tỷ hay là thay bằng nguồn vốn chính sách? Đây cũng là ý kiến được đưa ra tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát của Quốc hội với các bộ ngành mới đây.
Kể từ 01/01/2024, lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội của các ngân hàng tiếp tục giảm xuống 8%/năm và 7,5%/năm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, đây vẫn là mức khá cao để có thể vay xây nhà ở xã hội (NƠXH). Và với mức lãi suất này cũng khó để người thu nhập thấp có thể chi trả.
Bên cạnh việc đề xuất tháo gỡ những điểm nghẽn, tại cuộc làm việc của đoàn giám sát của Quốc hội với các bộ ngành, có đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải có lợi nhuận, trong khi người thu nhập thấp mong muốn có nhà ở giá rẻ.
Vậy việc vay vốn ngân hàng thương mại để làm NƠXH liệu có khả thi hay không? Bởi NƠXH là sản phẩm của chính sách nên cần có cơ chế để có nguồn vốn chính sách với lãi suất hấp dẫn hơn thị trường.

Đại diện một số tổ chức tín dụng cho rằng, thực tế hiện nay, điều kiện để có thể mua nhà ở xã hội khá khắt khe, nên đối tượng đáp ứng được rất hạn chế. Do đó, chủ đầu tư chưa mặn mà triển khai vì thiếu đầu ra. Những vướng mắc về mặt pháp lý cũng là nguyên nhân dẫn tới các tổ chức tín dụng chưa có cơ sở để cấp tín dụng cho chủ đầu tư dự án.
Trước sự ách “tắc” giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ, Bộ Xây dựng cho biết, cơ quan này đã có hướng dẫn một số địa phương lược bỏ nhiều điều kiện để các chủ đầu tư dự án sớm được tiếp cận với vốn vay các ngân hàng.
Trước các đề xuất này, một số thành viên đoàn giám sát đã đề nghị các bộ ngành tiếp tục đề xuất giải pháp về rút gọn thủ tục pháp lý đối với các dự án xây dựng NƠXH, nhà ở cho công nhân…Đồng thời, vận dụng sáng tạo, mở rộng đối tượng tham gia được vay vốn từ gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng để mục tiêu hoàn thành 1 triệu căn nhà ở xã hội vào năm 2030 khả thi hơn./.


Quốc hội sáng 20/5 đã nghe tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Nhiều ngôi nhà đang nằm "vô duyên" giữa đường là thực trạng đáng báo động hiện nay tại Hà Nội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và làm xấu đi cảnh quan đô thị.
Thành phố Hà Nội đã có chủ trương chuyển đổi công năng hai khu nhà chưa sử dụng là Ký túc xá sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp và Khu nhà tái định cư Đền Lừ 3 thành nhà ở xã hội.
Hà Nội liên tục khởi công những cây cầu, thông nhiều tuyến đường, kết nối giao thông khu vực nội đô với các vùng ven, tạo động lực cho việc phát triển các khu đô thị vệ tinh.
Liên danh Công ty TNHH Flamingo Hải Tiến và Công ty cổ phần Hồng Hạc Đại Lải đã tổ chức Lễ khởi công dự án Nhà ở xã hội Color Home Lê Hồ tại phường Lê Hồ, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Du lịch khởi sắc đã đem lại nhiều hy vọng cho phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, đặc biệt đối với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe.
0