Khí thế mới cho phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được chính thức công bố. Bản quy hoạch được đánh giá là có ý nghĩa lớn trong việc tạo khí thế mới cho vùng kinh tế có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng để tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững cho đất nước.

Với 11 tỉnh, thành phố trong đó thủ đô Hà Nội là hạt nhân, vùng đồng bằng sông Hồng đã giành được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc đẩy nhanh hệ thống hạ tầng giao thông liên kết vùng. Đây là cơ sở quan trọng để tạo một không khí phát triển mới tại nhiều địa phương trong vùng, giúp tăng trưởng của vùng được cải thiện tích cực.

Theo mục tiêu của Quy hoạch vùng, đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng bình quân khoảng 9,0-9,5%/năm. GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 11.000-12.000 USD/người.

Vùng đồng bằng sông Hồng đã giành được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc đẩy nhanh hệ thống hạ tầng giao thông liên kết vùng.

Quy hoạch đã tạo ra những khí thế mới cho sự phát triển của vùng. Quy hoạch cũng đặt ra nhiệm vụ phát triển vùng phải phát huy vai trò và khai thác hiệu quả các thế mạnh về địa chính trị, địa kinh tế, điều kiện tự nhiên và các giá trị văn hoá, lịch sử; hành lang, vành đai kinh tế, cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế, hệ thống đô thị. Nhiều địa phương cho rằng, việc quan tâm và có cơ chế đặc thù để phát triển dựa trên tiềm năng lợi thế về di sản thiên nhiên và văn hóa tại vùng có ý nghĩa rất quan trọng.

Bên cạnh hệ thống hạ tầng giao thông, nhiều chuyên gia kinh tế cũng đề xuất việc tập trung cơ chế chính sách đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh hạ tầng kết nối số sẽ tạo cơ sở quan trọng để vùng đồng bằng sông Hồng hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm hàng đầu của cả nước về văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Chính phủ đề nghị rút ngắn thời gian, phấn đấu vượt tiến độ dự án cao tốc qua Nam Định, Thái Bình ít nhất 6 tháng, phấn đấu hoàn thành trong năm 2026.

Bộ Xây dựng cho biết, theo dự thảo về quy chuẩn khí thải, nếu một chiếc ô tô được kiểm tra, bảo dưỡng đầy đủ đều có thể đáp ứng mức khí thải theo lộ trình. Người đang sử dụng ô tô không cần phải quá lo lắng.

Từ ngày 16/5, các phương tiện giảm tốc độ còn 60km/h khi qua điểm thi công nút giao Vành đai 3,5 - Đại lộ Thăng Long.

Sở Xây dựng Hà Nội vẫn đang duy trì 5 tổ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) với nhiệm vụ chính là rà soát, tham mưu điều chỉnh tổ chức giao thông, nhằm giảm thiểu ùn tắc và tai nạn.

Trước tình trạng một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, Bộ Xây dựng đã có công điện khẩn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc, an toàn hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa.

Trước hàng loạt sự cố giao thông nghiêm trọng thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố và cơ quan liên quan rà soát toàn diện, xử lý dứt điểm các bất cập trong hệ thống hạ tầng giao thông.