Khi... nhà xây xong đã lâu

Ở Quận 4, TP.HCM, có một dự án chung cư và văn phòng nằm ngay bờ sông, tên là Millenium, với 653 căn hộ, 387 văn phòng cho thuê và 17 căn hộ thương mại. Tất cả đều đã được bàn giao cho khách hàng nhưng đến nay vẫn chưa có sổ hồng.

Chỉ cách Quận 1 một bờ sông, dự án được coi là khu đất vàng với tổng diện tích 7.890 m2. Đây cũng chính là khu đất khiến dàn cựu lãnh đạo Vinafood II dính lao lý. Ngày 24/2 vừa qua, Bộ Công an vừa có kết luận điều tra vụ việc trên, cụ thể như sau:

Khu đất nói trên có địa chỉ tại 132 Bến Vân Đồn, thuộc Vinafood II. Lãnh đạo Vinafood II đã dùng khu đất này để góp vốn thành lập công ty mới rồi bán cổ phần, tức chuyển nhượng khu đất đó cho công ty mới. Việc chuyển nhượng bị đánh giá là không đúng giá trị thực tế của khu đất, chưa định giá đúng, gây thiệt hại cho nhà nước 113 tỷ đồng. Vụ việc xảy ra từ năm 2011.

Dự án sau đó được chuyển nhượng một lần nữa và triển khai xây dựng dự án Millenium. Thực ra, cách lãnh đạo Vinafood II đã chuyển nhượng đất vàng vào tay các doanh nghiệp tư nhân đã được nhiều công ty thực hiện trước đây. Khi nhà đã xây xong vụ việc mới được lôi ra ánh sáng.

Gần đây nhất, ở đường Bến Vân Đồn, khi một khu đất của Tập đoàn Cao su Việt Nam được chuyển nhượng và xây dựng theo cách tương tự, một loạt lãnh đạo ngành cao su đã bị bắt và đang bị điều tra. Khu đất đó đã xây dựng dự án tổ hợp nhà ở, văn phòng có tên là The Tresor. The Tresor cách Millenium khoảng hơn 1km.

Vướng mắc ở những dự án này là ở quy trình cụ thể của việc chuyển quyền sử dụng đất và cách định giá các "khu đất vàng" của các doanh nghiệp nhà nước. Bởi về cơ bản, các khu đất này phải vào tay các doanh nghiệp bất động sản mới đủ nguồn lực và kinh nghiệm để triển khai các dự án bất động sản, thay đổi bộ mặt thành phố. Tuy nhiên, một khi các quy định, quy trình không rõ ràng, hậu quả rất tai hại.

Có hai thái cực của những vụ việc như sau:

Thứ nhất, nhà xây xong đã lâu, tức các dự án đã triển khai, bàn giao thì cựu lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước bị quy trách nhiệm, và bị kết án, tịch thu tài sản như vụ việc 2 dự án tại Bến Vân Đồn.

Thứ hai, là lãnh đạo các doanh nghiệp sợ sai, sợ bị quy trách nhiệm, không dám triển khai và hậu quả đất vàng bỏ hoang ngay giữa trung tâm thành phố. Điều này vừa gây lãng phí nguồn lực, ngân sách nhà nước không thu được gì, tệ hơn việc bán rẻ đất vàng.

Ví dụ ở ngay trung tâm Quận 1, TP.HCM, "tấc đất tấc vàng", vẫn có một khu đất diện tích gần 5.000 m2 đang được huy động làm bãi gửi xe sau bao năm bỏ hoang. Khu đất này do Công ty Quản lý Kinh doanh Nhà TP.HCM quản lý. Đã có một doanh nghiệp được lập ra để triển khai dự án, các bên tham gia đã góp cả nghìn tỷ đồng. Dự án Lavenue vẫn nằm trên giấy suốt bao năm sau khi một loạt cán bộ TP. HCM đã bị bắt do liên quan đến việc giao đất không qua đấu giá.

Đã đến lúc cần đưa ra một cơ chế, một hành lang rõ ràng để giải quyết những việc tương tự, để nguồn lực đất đai được sử dụng tối ưu, để cán bộ nhà nước biết con đường mình đi là an toàn, để nhà nước có thêm nguồn thu hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng vào ngân sách và để bộ mặt thành phố sạch đẹp khang trang hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Shopee vừa ra thông báo sẽ áp dụng phí hạ tầng 3.000 đồng/đơn hàng, trên tất cả các đơn hàng được tạo từ ngày 1/7.

Ngân hàng Nhà nước đề xuất bắt buộc chuyển khoản với giao dịch vàng từ 20 triệu đồng trở lên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu có giải pháp kịp thời về hạ tầng, hỗ trợ chi phí với hộ, cá nhân kinh doanh lắp đặt hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.

Thu hút vốn FDI vào các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao là một ưu tiên chiến lược của Việt Nam, nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế dựa trên kiến thức và công nghệ.

Quy mô nền kinh tế AI Việt Nam có thể đạt 120-130 tỷ USD vào năm 2040, với ba lĩnh vực tiềm năng: hành chính công, giáo dục và y tế.

Lãnh đạo Geely cảnh báo ngành ô tô toàn cầu sắp chạm ngưỡng quá tải nghiêm trọng, khi các hãng xe Trung Quốc chạy đua mở rộng sản xuất giữa cuộc chiến giá khốc liệt.