Khi người dân vào cuộc | Nông nghiệp nông thôn | 22/02/2024

Suốt chặng đường hơn 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Hà Nội luôn lấy dân làm gốc rễ căn bản, để triển khai mọi chủ trương chính sách. Với số xã lớn nhất cả nước, các chỉ tiêu đều cao hơn mặt bằng chung toàn quốc, nhưng Hà Nội luôn về đích trước hạn và luôn giữ vị trí lá cờ đầu trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Thành quả đó có được là nhờ công tác lãnh đạo, chỉ đạo bài bản xuyên suốt từ cấp ủy chính quyền, tới sự vào cuộc mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân vì thắng lợi chung của chương trình xây dựng nông thôn mới.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người nông dân đã chuyển từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Nhờ đó, các loại nông sản từ Hà Nội có khối lượng lớn, chất lượng cao, giá trị và thương hiệu sản phẩm cũng được khẳng định vững chắc.

100% xã của huyện Ba Vì đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2024, thu nhập bình quân nơi này đạt trên 72 triệu đồng/người/năm, tăng xấp xỉ 13% so với năm 2023.

Nông thôn mới đã thực sự trở thành đòn bẩy, giúp người dân vùng ngoại thành có thêm cơ hội làm giàu. Thu nhập của người dân tăng cao hơn, sinh hoạt hàng ngày cải thiện rõ rệt, làng quê khang trang, điện đường trường trạm được đầu tư đồng bộ, đáp ứng đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế nông thôn.

Là huyện có nhiều mặt hàng nông sản giá trị cao cung cấp cho thị trường Hà Nội, ngay từ trước Tết, huyện Đan Phượng đã có kế hoạch để đảm bảo duy trì sản xuất, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng các sản phẩm nông sản

Sau Tết Nguyên đán, ngày làm việc đầu tiên được nhiều địa phương chọn làm ngày phát động Tết trồng cây. Việc trồng các loại cây xanh phù hợp được giao cụ thể cho các hội nhóm, đoàn thể. Cùng lúc, ra quân sản xuất vụ xuân sau kỳ nghỉ Tết là hoạt động tạo không khí cho sản xuất nông nghiệp đầu năm.

Trồng nấm công nghệ cao cho năng suất gấp 30-40% phương pháp truyền thống; Sản xuất rau thủy canh không chỉ tiết kiệm 70% lượng nước mà sản phẩm bán được giá hơn từ 15-20%; Trồng hoa, cây cảnh, cứ mỗi một hecta canh tác cho thu nhập từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng/năm... là những con số ấn tượng mà các mô hình nông nghiệp giá trị cao của Hà Nội gặt hái được trong thời gian vừa qua.