Khi bát phở được ‘số hóa’
Tham gia trải nghiệm tại gian hàng “phở số”, thực khách sẽ được trải nghiệm tất cả công đoạn từ đặt món, thanh toán đến phục vụ đều bằng công nghệ hiện đại.
Thay vị trí con người, cánh tay robot thông minh được lập trình sẵn sẽ thực hiện các bước từ chần bánh phở, thêm thắt gia vị hành lá, thịt bò, cùng với sự hỗ trợ của một số nhân viên, tạo nên một tô phở truyền thống có hương vị không kém cạnh các nghệ nhân thực hiện. Với mỗi công đoạn mất khoảng 5 giây thực hiện, trung bình mỗi thực khách phải chờ từ 15 – 20 phút cho một tô phở, tuy nhiên ai cũng háo hức với trải nghiệm này.
Cô Nguyễn Thị Hiếu, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, chia sẻ: “Tinh tế từ sợi phở, rất là ngon, thanh mảnh, mềm. Lát thịt bò cũng rất ấn tượng, vừa tươi ngon lại vừa chất lượng. Nước cũng rất ngon".
Anh Dương Văn Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Liên chi hội đầu bếp Việt Nam, Chủ tịch Hội đầu bếp hoàng gia Việt Nam, cho hay: “Với thời đại số như hiện nay, thì việc tiếp cận những công nghệ hiện đại, chính xác phần nào giảm tải công việc của người chế biến cũng như phục vụ được đại đa số quần chúng nhân dân, du khách quốc tế thì chúng tôi rất ủng hộ điều này. Rất mong muốn chúng ta sẽ cụ thể hoá nhiều hơn nữa về món ăn này ở dạng số".
Nhằm tôn vinh hương vị đặc trưng của Hà Nội, sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại đã đưa món phở bước vào thời đại số, nơi công nghệ được áp dụng để tôn vinh nét đẹp ẩm thực cổ truyền.
“Phở số Hà Thành” đã thành công trong việc quảng bá di sản phở Hà Nội thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đến với khách du lịch trong nước và bạn bè quốc tế.


Một Hà Nội hiện lên bình dị mà sâu sắc, sống động mà lặng lẽ, tại triển lãm ảnh “Hà Nội ơi”, được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách cùng tên.
Đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc đang trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt với triển lãm “Lấp lánh phố nghề”, tái hiện vẻ đẹp của nghề kim hoàn truyền thống. Đây là dịp để công chúng khám phá lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội.
Trong 3 ngày 14-16/5, người dân, phật tử có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong khung giờ từ 6h đến 23h.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.
"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.
0