Khát vọng hòa bình - nhìn từ Dải Gaza
Những hình ảnh tang tóc và tàn khốc từ cuộc xung đột ở Dải Gaza, khiến nhiều người đau xót và uất nghẹn. Những khu phố tan hoang vì đạn pháo, những thi hài người chết được kéo ra từ đống đổ nát; những người còn lại thì dở sống dở chết do bị thương, do thiếu lương thực, nước uống và thuốc men. Hình ảnh về những người phụ nữ Palestin ôm nhau khóc vì người thân bị tàn sát trong cuộc xung đột; hình ảnh về người mẹ ôm hai đứa con bị thương do đạn pháo trong tuyệt vọng… khiến bất kể ai nhìn thấy đều thật sự đau xót.
Chiến tranh, xung đột không phải là điều chúng ta mong muốn, mà đó là động cơ và cứu cánh của những thế lực cực đoan, của nhóm quyền lực tham lam và hiếu chiến. Để thỏa mãn tham vọng, họ bất chấp luật lệ quốc tế, coi thường những quyền cơ bản của con người, của các dân tộc, quốc gia.
Lâu nay, khi đọc những cuốn sách về người Do Thái, tôi thấy thế giới ca ngợi họ thông minh, kiên trì. Nhưng họ đã từng là một dân tộc vong quốc, phải sống lưu lạc hàng nghìn năm. Đã từng phải chịu đựng nạn diệt chủng tàn bạo nhất lịch sử. Nên hơn ai hết, họ phải hiểu rõ nỗi đau vong quốc của những dân tộc khác. Nhưng tại sao, giờ đây họ lại làm điều đó với người dân Palestin?
Thế giới bây giờ đã và đang xảy ra những điều bất tuân luật lý và đạo lý. Khi con người không kiểm soát hành vi, không chế ngự lòng tham, thì cái ác bùng phát, đẩy thế giới vào loạn lạc, khủng hoảng, chia rẽ và chết chóc. Sự cực đoan, hiếu chiến của những người điều khiển bộ máy chiến tranh Israel đã đẩy cuộc chiến từ tự vệ đáp trả thành một cuộc thanh sát, có tính truy diệt dân tộc Palestin. Đánh đồng nhóm phiến quân cực đoan với toàn bộ người dân vô tội, lấy hận thù để đáp trả hận thù, thì tất yếu hận thù sẽ tiếp nối./.


Tháng Tư, có người thường giữ thói quen đi dạo quanh những góc phố còn bảng lảng hơi sương của Thủ đô, tìm mua một bó hoa loa kèn trắng muốt. Thi thoảng, cô bán hoa có nụ cười tỏa nắng như sắc trời Hà Nội, hỏi anh: Là đàn ông mà anh yêu thích hoa loa kèn không kém gì các bà, các cô nhỉ? Anh khẽ mỉm cười, lặng lẽ ngắm nhìn mấy bông hoa trắng muốt bừng nở dưới ánh nắng óng ánh, thấy lòng mình dịu dàng trong phút chốc.
Tháng Ba khép lại bằng những ngày nồm ẩm, lạnh se sắt xen lẫn những cơn mưa phùn lê thê. Miền Bắc giao mùa như một cô gái đỏng đảnh, lúc nắng ấm dịu dàng, lúc lại trở mình hờn dỗi, để lại trong không gian hơi ẩm bức bối, khiến lòng người cũng chùng xuống theo những giọt mưa.
Thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi, có người thường xem lại quyển sổ chép thơ mà cô đã viết tay một thời, hoặc mở máy laptop, mở điện thoại, nghe lại những bài nhạc yêu thích. Cô thích nhất là lắng nghe âm thanh quen thuộc từ những tình khúc bất hủ của Trịnh Công Sơn. Những lúc như vậy, cô lại tự hỏi mình: Ta là ai trong cuộc đời này?
Mỗi khi đến tiết Thanh minh, trong tâm thức của nhiều người lại nhớ về những ngày thơ bé hạnh phúc, được cùng ba mẹ làm món bánh trôi để đón Tết Hàn thực. Dẫu chỉ là món bánh đơn thuần nhưng đó lại là hương vị của đoàn viên.
"Thanh minh trong tiết tháng Ba/Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh" - tiết Thanh minh nhắc nhở người Việt Nam ta hướng về cội nguồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Vào những ngày giữa tháng Ba, mùa xuân ấm áp khẽ khàng làm sáng bừng sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo ở ven sông. Ở một nơi xa, có một người con lại thao thức nhớ sắc hoa gạo quê nhà.
0