Khát vọng đưa gốm Bát Tràng vươn xa
Với Tú, chọn gắn bó với nghề gốm, không chỉ là để gìn giữ một nghề truyền thống, mà còn là để thổi hồn hiện đại vào từng sản phẩm gốm Bát Tràng, góp phần quảng bá làng nghề, thu hút du lịch.

Mặc dù gia đình có xưởng gốm, nhưng Trần Anh Tú vẫn chọn trau dồi kiến thức tại trường Đại học Mỹ Thuật để rút ngắn thời gian so với người đi trước và rút kinh nghiệm để nhận ra gốm Việt đang ở vị trí nào so với thế giới. Say mê văn hoá cổ, nhiều năm qua, anh đã miệt mài sáng tạo nên những tác phẩm gốm độc đáo.

Anh Trần Anh Tú - Nghệ nhân gốm sứ chia sẻ: “Các thế hệ trước làm dựa theo kinh nghiệm. Còn thế hệ chúng tôi nên học hành bài bản hơn, tiếp thu những kinh nghiệm, tài liệu mới mẻ hơn, phát triển lên".
Khác với thế hệ đi trước, những nghệ nhân trẻ như Tú đã có những sáng tạo riêng trên nền gốm truyền thống.

Đưa gốm Bát Tràng ra thế giới bằng cách tận dụng công nghệ 4.0. Sự kết hợp giữa tinh hoa truyền thống và công nghệ hiện đại giúp các sản phẩm gốm Bát Tràng đến gần hơn với khách hàng trong và ngoài nước. Bằng chứng là xưởng gốm của gia đình Trần Anh Tú là một trong hai xưởng gốm đầu tiên ở xã có sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao.

Không chỉ say mê với nghề và xưởng gốm của gia đình, Trần Anh Tú cũng là một trong những nghệ nhân trẻ của xã Bát Tràng tích cực tham gia các hoạt động làng nghề của địa phương. Bởi theo Tú, đây là cầu nối để quảng bá nghề truyền thống góp phần lan toả văn hóa và lịch sử gốm Bát Tràng và thu hút du lịch.
Gốm Bát Tràng có được vị thế như hiện nay không chỉ nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương mà còn bởi sự vào cuộc của cộng đồng dân cư, đặc biệt là những người trẻ - những người đã và đang gìn giữ "ngọn lửa" truyền thống của làng nghề. Khai thác hết tiềm năng, thế mạnh sẽ giúp gốm Bát Tràng vươn xa trên bản đồ Việt Nam và thế giới.


Hơn 70 năm qua, người dân làng Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đã luôn giữ vứng nghề truyền thống của quê hương mình, đó là nghề may cờ Tổ quốc. Với lòng yêu nghề và niềm tự hào dân tộc, người dân nơi đây đã “thổi hồn” mình vào từng sản phẩm để mỗi lá cờ tổ quốc luôn đẹp, rực rơ hơn.
Làng Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) là nơi sản xuất ra hàng triệu lá cờ Tổ quốc, nơi những người thợ vẫn từng ngày “thổi hồn” vào từng sản phẩm với lòng yêu nghề và niềm tự hào.
Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Những người thợ Giò chả Ước Lễ, Tân Ước, Thanh Oai lại hội tụ với nhau hội làng trong tháng Ba âm lịch.
Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề năm 2025 theo Kế hoạch số 81 về phát triển ngành nghề nông thôn của UBND thành phố Hà Nội.
Xây dựng các làng nghề thành không gian văn hóa phục vụ phát triển du lịch được coi là định hướng quan trọng, tạo sức bật để vùng nông thôn có nghề trở thành điểm nhấn xanh của Thủ đô.
0