Khám phá những vùng đất đón năm mới sớm và muộn nhất

Do chênh lệch về múi giờ nên lễ đón năm mới trên khắp thế giới sẽ không diễn ra cùng lúc. Vậy quốc gia nào sẽ đón năm mới đầu tiên và cuối cùng trên thế giới?

Quốc gia đón năm mới đầu tiên

Nhiều người thường lầm tưởng Australia là quốc gia đón năm mới sớm nhất thế giới. Tuy nhiên, đảo Tonga, đảo Christmas của Cộng hòa Kiribati và nhà nước độc lập Samoa (Tây Samoa) mới là những nơi đầu tiên trên thế giới đón năm mới.

Đảo Tonga, đảo Christmas và Samoa đón năm mới vào lúc 10 giờ sáng ngày 31/12 theo giờ chuẩn Greenwich (GMT), tương đương 17 giờ chiều ngày 31/12 ở Việt Nam.

Pháo hoa mừng năm mới ở Samoa. Ảnh: BBC

Điều đặc biệt là Cộng hòa Kiribati nằm ngay phía Nam đảo Hawaii, trong cùng một đường kinh tuyến nhưng do nằm ở phía bên kia đường đổi ngày nên đón giao thừa sớm hơn Hawaii gần 1 ngày.

Cách đảo Christmas và Samoa 15 phút, New Zealand là quốc gia tiếp theo đón giao thừa. Vào 17h15 ngày 31/12, quần đảo Chatham bước sang năm mới. 18h cùng ngày, các thành phố còn lại ở quốc gia này như Auckland, Wellington bắt đầu bắn pháo hoa để đón giao thừa. Do thuận tiện đi lại, New Zealand trở thành điểm du lịch lý tưởng cho những du khách muốn đón năm mới sớm trên thế giới.

Do thuận tiện đi lại, nhiều người chọn New Zealand là nơi đón năm mới. Ảnh: David Rowland/REX

Quốc gia này thường tổ chức chương trình đếm ngược hoành tráng với nhiều hoạt động thu hút khách du lịch. Vào thời điểm bước sang năm mới, người dân và du khách tập trung tại cầu cảng Auckland hoặc tháp Sky để ngắm pháo hoa mừng năm mới.

Quốc gia đón năm mới cuối cùng

Quốc gia cuối cùng đón năm mới là Mỹ. Các vùng lãnh thổ không có người ở của nước này như đảo Baker và Howland sẽ là những địa điểm cuối cùng kết thúc một ngày theo đường đổi ngày quốc tế. Hai hòn đảo xa xôi này của Mỹ sẽ đón năm mới vào lúc 12 giờ ngày 1/1 theo giờ chuẩn Greenwich (GMT), tương đương 19 giờ ngày 1/1 ở Việt Nam.

Đảo Howland là nơi đón năm mới muộn nhất thế giới. Ảnh: Naver

Do nơi này không có người sinh sống nên mọi người thường không để ý đến sự đặc biệt của hai hòn đảo này và cũng sẽ không có ai đốt pháo hoa ăn mừng ở đây. Chính vì vậy, nơi đón năm mới muộn nhất trên thế giới được tính là quần đảo American Samoa thuộc Mỹ. Vùng lãnh thổ này sẽ đón năm mới vào lúc 11h ngày 1/1 theo giờ GMT, tức 18 giờ ngày 1/1 theo giờ Việt Nam.

Vì nằm phía bên kia của đường đổi ngày quốc tế so với Samoa nên American Samoa đón giao thừa muộn hơn Samoa 1 ngày dù hai nơi này chỉ cách nhau 164 km. Điều đó có nghĩa, nếu một người vừa đón năm mới tại Samoa, họ có thể đi phà (8 tiếng) hoặc máy bay (20 phút) sang American Samoa "ngược" về năm 2024 và chào đón năm 2025 một lần nữa.

Đảo Honolulu (Hawaii, Mỹ) là một trong những nơi đón năm mới muộn nhất thế giới.

Thứ tự đón năm mới theo vòng quay Trái đất (theo giờ Việt Nam)

17h ngày 31/12: đảo Tonga, đảo Christmas của Cộng hòa Kiribati và quốc đảo Samoa (Tây Samoa).

18h: New Zealand

20h - 22h15: Australia

22h: Nhật Bản, Hàn Quốc

22h30: Triều Tiên

23h: Trung Quốc, Philippines, Singapore

0h ngày 1/1: Indonesia, Việt Nam, Lào, Campuchia...

0h30: Myanmar và quần đảo Cocos

1h: Bangladesh

1h15: Nepal

1h30: Ấn Độ và Sri Lanka

2h: Pakistan

2h30: Afghanistan

3h: Azerbaijan

3h30: Iran

4h: Moscow/Nga

5h: Hy Lạp

6h: Đức

7h: Vương quốc Anh

9h - 10h: Brazil

10h: Argentina, Paraguay

10h30 - 15h: Mỹ, Canada

16h: Alaska

17h: Hawaii

18h: Đảo Samoa thuộc Mỹ (Đông Samoa)

19h: Đảo Baker, đảo Howland (Mỹ).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nước Mỹ lại tiếp tục hứng chịu một đợt mưa lớn và lũ quét mới vào ngày 5/4, tại các khu vực miền Nam và Trung Tây, vốn đã bị ngập úng nhiều ngày qua do bão lớn và lốc xoáy gây chết người.

Giới chức Hàn Quốc có thể sẽ đẩy mạnh điều tra các cáo buộc chống lại ông Yoon Suk Yeol cho dù ông đã bị phế truất chức vụ tổng thống.

Hãng sản xuất vũ khí Lockheed Martin vừa giành được hợp đồng trị giá 4,94 tỷ USD từ quân đội Mỹ để sản xuất tên lửa tấn công chính xác (PrSM), dự kiến sẽ thay thế hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS).

Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế trả đũa toàn diện đối với hàng hóa của Mỹ, tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp, năng lượng và sản xuất của Mỹ.

Các biện pháp thuế quan mới của ông Trump cho thể khiến chi phí hàng năm của Apple tăng. Ước tính, điện thoại iPhone 16 bán tại Mỹ cũng sẽ tăng hàng trăm đô la Mỹ.

Thủ tướng Pháp François Bayrou cho rằng việc áp thuế là một “cơn địa chấn” và Mỹ sẽ là nước chịu thiệt hại đầu tiên.