Khai quật khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long
Hố khai quật trên nền Điện Kính Thiên có diện tích 30m2. Hố khai quật tại khu vực Hậu Lâu có diện tích 200m2 và hố khai quật tại vị trí Nhà Cục tác chiến có diện tích 120m2.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng yêu cầu, trong thời gian khai quật, cơ quan được cấp giấy phép phải chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương và không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.
Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó.


Với hơn 50 năm gắn bó với nghề mộc, nghệ nhân Nguyễn Khắc Tiến (Chàng Sơn, Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội) đã góp phần quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển tinh hoa nghề mộc và kỹ thuật làm nhà gỗ truyền thống của quê hương.
Phở là đặc sản của người dân Hà Nội và là món ăn nước đặc trưng trong nền ẩm thực Việt. Song hành với phở nước là món phở xào. Một quán ăn đường phố xuất hiện từ năm 1998 nổi danh nhờ món phở xào với sợi phở xào khô ráo, bắp bò giòn và săn chắc, từ đó tạo nên thương hiệu phở xào Hàng Buồm.
Khi một mẻ gốm mới được đưa vào lò, đích thân ông chủ lò sẽ nhóm lửa. Một vòng lặp dỡ lò, phơi than, đổ khuôn, dỡ khuôn, tráng men, vào lò, dỡ lò… lại bắt đầu.
Không quá nhiều người biết và cũng chẳng bán phổ thông như cà pháo muối, tuy nhiên cà bát muối vẫn là một món ăn kèm quen thuộc trên mâm cơm của nhiều người Hà Nội.
Bánh mảnh cộng - thứ bánh ngát xanh màu lá, phảng phất vị cây, thể hiện sự tài khéo của người đầu bếp và là món ăn chỉ có ở Hà Nội.
Chương trình “Món ngon ở Hà Thành” do Đài Hà Nội sản xuất không chỉ là một chương trình ẩm thực đơn thuần, mà còn là sợi dây kết nối hai chiều để khán giả có những trải nghiệm mới mẻ và hiểu thêm về con người thông qua văn hóa ẩm thực của Thủ đô.
0