Khai mạc triển lãm 'Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Ươm mầm khát vọng hiền tài'
Đây là hoạt động trong khuôn khổ chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những di tích tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội. Cách đây gần 1.000 năm, nơi đây là trung tâm đào tạo cao cấp nhất của Việt Nam thời quân chủ, được lập ra với mục đích đào tạo nhân tài cho đất nước.

Những người sáng lập, xây dựng, phát triển, gìn giữ ngôi trường này là các vị hoàng đế, phẩm quan, học giả mà điểm chung của họ đều là người đức độ, thông tuệ, có tầm nhìn về giáo dục - phát triển giáo dục để xây dựng đất nước tự chủ, đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho mỗi người dân.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, ngôi đền tri thức Văn Miếu - Quốc Tử Giám, vẫn được người dân Việt Nam gìn giữ với tinh thần thành kính trước các bậc tiền nhân. Ngày nay, ngôi trường là một di sản quý giá, tiếp tục là nguồn mạch chảy, cảm hứng mạnh mẽ, nuôi dưỡng cho lớp lớp thế hệ trẻ về việc học tập suốt đời và tinh thần phụng sự xã hội, để mạch nguồn văn hóa Việt Nam chảy mãi, cùng hòa chung vào dòng chảy của nhân loại.
Triển lãm giới thiệu đến các thầy cô giáo, các em học sinh và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nét đẹp sâu lắng về một Thăng Long Hà Nội, về một Văn Miếu - Quốc Tử Giám - biểu tượng cho tinh thần và trí tuệ Việt, với các hoạt động giáo dục di sản và những trải nghiệm thú vị.
Một số hình ảnh khác tại lễ khai mạc



Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các địa phương giữ nguyên tên gọi các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia, cấp tỉnh/thành phố, khu du lịch quốc gia sau sáp nhập.
Vào tối 12-13/4, khán giả Thủ đô có cơ hội hoà mình vào không gian văn hoá, nghệ thuật Tây Nguyên với chương trình âm nhạc "Tiếng gọi Cao nguyên" và vở ca kịch "Khát vọng Dam Săn"
Sự kiện “Gặp gỡ, giao lưu truyền thông Việt Nam - Trung Quốc” có ý nghĩa hữu nghị đặc biệt, nhân dịp này ra mắt bộ phim tài liệu "Con đường phát triển" về lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
Những người thợ Giò chả Ước Lễ, Tân Ước, Thanh Oai lại hội tụ với nhau hội làng trong tháng Ba âm lịch.
Nhiều di tích, ngôi đình nằm sâu trong những ngõ nhỏ, đã dần phôi pha, mờ nhạt nhưng chính nghệ thuật đã giúp những di tích này tìm lại hơi thở của mình, kể lại những câu chuyện huyền thoại một cách sinh động.
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
0