Khai mạc Hội sách trực tuyến quốc gia năm 2021
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo cho biết, Hội sách có sự tham gia của trên 70 gian hàng, giới thiệu khoảng 20.000 đầu sách đến từ các nhà xuất bản, đơn vị phát hành trên cả nước. Bên cạnh đó, Hội sách còn tổ chức ngày hội bản quyền sách quốc tế, với sự tham gia của hàng chục đơn vị xuất bản nước ngoài và Việt Nam nhằm khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến hoạt động giao dịch bản quyền, tạo điều kiện để các đơn vị xuất bản trong nước tham gia giao dịch bản quyền với các đơn vị xuất bản thế giới.

Trên cơ sở tích hợp các tính năng tiện ích để kết nối bạn đọc đến với sách, Hội sách còn tổ chức nhiều hoạt động sự kiện trực tuyến, như giao lưu với các nhà văn, dịch giả, tác giả được bạn đọc yêu mến; giao lưu người nổi tiếng về chủ đề sách và văn hóa đọc, giao lưu với những người làm xuất bản trên cả nước chia sẻ những kỷ niệm, kinh nghiệm về nghề đồng thời triển khai chương trình tri ân khách hàng, miễn, giảm phí vận chuyển, gây quỹ ủng hộ đưa sách đến đối tượng học sinh, sinh viên, đến đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn.
Ban tổ chức cho biết, lượng sách có trên Hội sách trực tuyến quốc gia phong phú, đa dạng, với khoảng 20.000 đầu sách. Đi kèm với đó là chương trình miễn phí vận chuyển 30.000 đơn sách. Đặc biệt, các cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn trợ giá trên từng cuốn sách, dành cho từng nhóm đối tượng cụ thể. Theo đó, chương trình trợ giá 50 - 80% giá sách cho bạn đọc vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn.
Hội sách trực tuyến quốc gia 2021 có sự kết hợp với lễ khai mạc Ngày Sách Việt Nam lần thứ 8 tại đường sách TP Hồ Chí Minh cùng các hoạt động đa dạng của Đường sách trong dịp này, như: Tọa đàm Văn hóa đọc trong xu thế chuyển đổi số do Cục Xuất bản, In và Phát hành, Công ty Đường Sách TP Hồ Chí Minh thực hiện (10 giờ ngày 18/4); giới thiệu sách về TP Hồ Chí Minh do NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh thực hiện (ngày 19/4); giới thiệu các bộ sách mới về chuyển đổi số do NXB Thông tin và Truyền thông thực hiện (9 giờ 30 ngày 19/4); tọa đàm giới thiệu các bộ sách mới về triển khai Nghị quyết Đại hội XIII - NXB Chính trị Quốc gia Sự thật (15 giờ ngày 19/4); chương trình gặp gỡ các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng (ngày 20/4)…


Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.
Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.
Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.
Huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ Kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2025 vào sáng nay 12/4.
UBND huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” - nghề làm Diều sáo làng Bá Dương Nội.
Triển lãm chuyên đề “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh” đã giới thiệu một hành trình ngược dòng lịch sử, tôn vinh hình ảnh áo dài trong thời chiến gian khó.
0