Khai mạc Chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc” 2022
Đây là sự kiện thường niên được 6 tỉnh là Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Tuyên Quang phối hợp tổ chức. Chuỗi sự kiện sẽ kéo dài trong 3 ngày, giới thiệu tới du khách các không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng và các sản phẩm du lịch liên kết vùng Việt Bắc. Cũng là cơ hội cho các tỉnh quảng bá tiềm năng thế mạnh, tài nguyên du lịch, hình thành nên hệ thống sản phẩm dịch vụ du lịch đặc thù theo hướng "thân thiện, bản sắc, hấp dẫn và an toàn".

Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết: Vùng Việt Bắc có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực và cả nước, có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa lâu đời và bản sắc, nơi được biết tới là chiến khu cách mạng, thủ đô gió ngàn hào hùng lịch sử. Được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, các tổ chức, doanh nghiệp và sự nỗ lực của địa phương, diện mạo phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh vùng Việt Bắc đã có nhiều khởi sắc và phát triển bền vững, cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, quốc phòng - an ninh được tăng cường, tạo điều kiện thu hút nhiều dự án đầu tư đến với vùng, trong đó lĩnh vực du lịch dịch vụ ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương, trở thành trọng điểm của khu vực với hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù, tiêu biểu như: Khu Du lịch quốc gia Mẫu Sơn, du lịch biên mậu Lạng Sơn; Khu Di tích quốc gia Pắc Pó, thác Bản Giốc, Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng; hồ Ba Bể (Bắc Kạn); hồ Núi Cốc, ATK Định Hóa (Thái Nguyên); Di tích lịch sử đặc biệt Tân Trào, suối khoáng Mỹ Lâm (Tuyên Quang); Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì (Hà Giang)…

Nhằm tiếp tục phát huy lợi thế vị trí chiến lược quan trọng của vùng Việt Bắc trong phát triển du lịch, phù hợp với tầm nhìn, giai đoạn phát triển của du lịch Việt Nam và khu vực Trung du miền núi Bắc bộ, Chương trình du lịch "Qua những miền di sản Việt Bắc" do các tỉnh Việt Bắc khởi sướng, đến nay đã trải qua 13 năm luân phiên tổ chức giữa các tỉnh trong nhóm hợp tác. Chương trình trở thành sự kiện thường niên, là sản phẩm du lịch ngày càng khẳng định thương hiệu, có chuyển biến tích cực về hình thức tổ chức, góp phần tăng cường quảng bá xúc tiến du lịch liên vùng, thúc đẩy khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh về du lịch các địa phương.

Chương trình diễn ra trong ba ngày từ ngày 26 - 28/8 tại thành phố Hà Giang, là hoạt động chính thức triển khai các hoạt động cho năm hợp tác với chuỗi các hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh Việt Bắc trong năm 2022, bao gồm: Các hoạt động khảo sát xây dựng sản phẩm liên kết vùng, trưng bày, trình diễn, triển lãm giới thiệu hình ảnh mảnh đất con người, văn hóa điểm đến mỗi địa phương, nhằm thực hiện hiệu quả một bước trong công tác bảo tồn giá trị văn hóa, di sản, tạo thành những sản phẩm du lịch có tính liên vùng, thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp lữ hành, du khách đến với vùng Việt Bắc.


Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 sẽ diễn ra từ ngày 29/3-7/4 (tức từ ngày 1/3-10/3 Âm lịch) tại tỉnh Phú Thọ, nhằm tri ân công đức Tổ tiên, các bậc tiền nhân có công dựng nước và giữ nước.
Triển lãm “Nhất hoa nhất khí” là nơi trưng bày các tác phẩm đặc biệt, theo phong cách nghệ thuật cắm hoa Ikebana.
Một sân khấu bằng kính, nổi giữa mặt hồ, đang tạo sức hút đặc biệt cho không gian Bảo tàng Hà Nội.
Huyện Mỹ Đức đã khai mạc Tuần lễ văn hóa - du lịch xuân hội chùa Hương năm 2025 với chủ đề “Chùa Hương - điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống Việt” vào tối 14/3.
UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Lễ hội vào tối 13/3.
Việc chuyển thể đưa các tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam lên sân khấu được xem như một nỗ lực đổi mới, giúp học sinh cảm thụ văn học tốt hơn, đem lại sức sống mới cho sáng tạo nghệ thuật Thủ đô.
0