Khai mạc các hoạt động Tết Trung thu phố cổ Hà Nội 2020

(HanoiTV) - Hưởng ứng Tết Trung thu truyền thống 2020, ngày 25-9, tại Ngôi nhà di sản (số 87 phố Mã Mây), Ban Quản lý phố cổ Hà Nội khai mạc các hoạt động vui Tết Trung thu.
Sự kiện khai mạc Tết Trung thu phố cổ tại Ngôi nhà di sản cũng mở ra nhiều hoạt động hấp dẫn tại nhiều địa chỉ, nhằm tôn vinh, quảng bá di sản văn hóa thuộc khu vực phố cổ.
Đó là trưng bày không gian gia đình Hà Nội đón Trung thu tại Ngôi nhà di sản (số 87 phố Mã Mây); không gian trang trí, sắp đặt Tết Trung thu truyền thống tại đình Kim Ngân (số 42, 44 phố Hàng Bạc) và tại Trung tâm Thông tin di sản (số 28 phố Hàng Buồm).
Tại đây, Ban Quản lý phố cổ Hà Nội phối hợp với các nghệ nhân và thợ thủ công giới thiệu cách làm đồ chơi truyền thống: Đèn ông sao, ông Tiến sĩ, ông đánh gậy, mặt nạ giấy bồi, con phỗng đất, con giống bột, diều giấy.
Ban Quản lý phố cổ cùng các nghệ nhân cũng thuyết trình về ý nghĩa của các đồ chơi dân gian, trò chơi ngày tết như những công cụ giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ em, bên cạnh tác dụng giải trí
Bà Trần Thị Thúy Lan, Phó Ban Quản lý phố cổ Hà Nội cho biết, hoạt động vui Tết Trung thu phố cổ tạo ra một không gian vui chơi bổ ích và cơ hội tìm hiểu về các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh khu Phố cổ Hà Nội nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.
Hàng năm, Ban quản lý phố cổ Hà Nội đều phối hợp với các nghệ nhân, thợ thủ công tới từ các làng nghề lân cận Hà Nội tham gia trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn cách làm đồ chơi truyền thống tại khu phố cổ nhân dịp Tết Trung thu. Các hoạt động vui Tết Trung thu phố cổ năm nay sẽ kéo dài đến hết ngày 1-10.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.

Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.

Huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ Kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2025 vào sáng nay 12/4.

UBND huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” - nghề làm Diều sáo làng Bá Dương Nội.

Việc đẩy mạnh số hóa các di tích lịch sử của Thủ đô không những góp phần lưu trữ những tư liệu, hình ảnh quý mà còn giúp người dân trong và ngoài nước thêm hiểu, thêm yêu văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Triển lãm chuyên đề “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh” đã giới thiệu một hành trình ngược dòng lịch sử, tôn vinh hình ảnh áo dài trong thời chiến gian khó.