Khai hội Xuân Yên Tử năm 2025

Ngày 7/2 (tức mùng 10 tháng Giêng), Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội tại Cung Trúc Lâm Yên Tử thuộc Khu Di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh).

Năm 2025, Lễ khai hội Xuân Yên Tử được tổ chức đặc biệt hơn, tái hiện lễ hội xuân xưa gồm các hoạt động rước kiệu, dâng lễ, với các nghi lễ như gióng trống, thỉnh chuông, lễ chúc phúc đầu năm, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử.

Ngoài những điểm di tích nổi tiếng, Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm - tọa lạc dưới chân núi Yên Tử, đã tái hiện không gian Tết truyền thống với chuỗi hoạt động - trò chơi mang đậm văn hóa Việt. Các hoạt động trải nghiệm với chủ đề “Tinh hoa Văn hoá Việt” diễn ra cả ngày tại khu danh thắng.

Lễ hội Xuân Yên Tử hàng năm như một lời nhắc nhở các thế hệ cháu con luôn ghi nhớ cội nguồn, đồng thời phải biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp mà tổ tiên để lại.

Lễ hội Xuân Yên Tử kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa.

Một Hà Nội hiện lên bình dị mà sâu sắc, sống động mà lặng lẽ, tại triển lãm ảnh “Hà Nội ơi”, được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách cùng tên.

Đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc đang trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt với triển lãm “Lấp lánh phố nghề”, tái hiện vẻ đẹp của nghề kim hoàn truyền thống. Đây là dịp để công chúng khám phá lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội.

Trong 3 ngày 14-16/5, người dân, phật tử có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong khung giờ từ 6h đến 23h.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.