Khách đi du lịch vào ngày 30/4,1/5 giảm 80% so với cùng kỳ
Theo ghi nhận tại nhiều điểm đến, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thời gian công bố được mở cửa trở lại các điểm vui chơi, du lịch, điểm di tích gần sát với dịp nghỉ 30/4-1/5, nên du khách chỉ lác đác, chủ yếu là khách tự đi và khách nội vùng.
Đông khách nhất năm nay vẫn là Đà Lạt (Lâm Đồng). Theo ghi nhận của chính quyền địa phương, khách di chuyển từ TP Hồ Chí Minh lên Đà Lạt chủ yếu bằng phương tiện cá nhân. Lượng ô tô 4 và 7 chỗ, xe máy lên Đà Lạt đông nên một số nút giao thông trọng điểm nơi đây đã xảy ra tình trạng ùn ứ.

Tuy vậy, theo đánh giá của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Lâm Đồng, lượng khách lên Đà Lạt kỳ nghỉ lễ dịp 30/4 -15 giảm mạnh, chỉ đạt gần 25.000 lượt khách, giảm 86% so cùng kỳ. Sở VHTT&DL Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt yêu cầu khách lưu trú tại khách sạn, cơ sở lưu trú phải chấp hành đúng việc khai báo y tế, đeo khẩu trang nơi công cộng, không tụ tập quá 30 người. Tuy nhiên, lượng khách chấp hành chưa nghiêm về đeo khẩu trang và tụ tập đông người.
Điểm du lịch được ghi nhận đông tiếp theo là bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) do địa phương cho phép người dân tắm biển.
Theo quy định, thành phố Sầm Sơn cho phép khách tắm biển, nhưng yêu cầu đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, như đứng cách nhau ít nhất 1m, không tập trung tại 1 điểm quá 20 người. Theo đại diện phòng Văn hóa - Thông tin thành phố Sầm Sơn, đến 80% lượng khách đổ về bãi biển Sầm Sơn là khách nội tỉnh. Khách ngoại tỉnh chủ yếu từ Hà Nội nhưng không nhiều. Do đó, công suất phòng chưa đạt 50% so với dự kiến. Lượng khách tắm biển đông vào buổi chiều cũng chưa tuân thủ nghiêm về quy định phòng dịch.

Còn tại nhiều địa điểm du lịch khác, lượng khách đến tham quan nhưng không như các năm trước. Trong dịp 30/4-1/5, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện quy định cấm tắm biển nên một số địa điểm du lịch như đường lên ngọn Hải Đăng, khu vực tượng Chúa Giang tay… khá đông khách. Còn tại Bãi Sau, Bãi Trước, Bãi Dâu… lượng khách chủ yếu là nhóm nhỏ.
Cũng duy trì lệnh cấm tắm biển, lượng khách về Nha Trang (Khánh Hòa) giảm sút hẳn so với mọi năm. Dọc tuyến đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng, các con đường ở khu phố Tây như: Hùng Vương, Biệt Thự, Nguyễn Thiện Thuật… khách sạn đã mở cửa nhưng gần nhưng lượng đặt phòng chỉ khoảng 10-20%. Theo báo cáo của Sở Du lịch Khánh Hòa, ước tính tháng 4, toàn tỉnh đón khoảng 1.000 khách du lịch, bằng 0,2% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó có 700 khách nội địa và 300 lượt khách quốc tế (đến Nha Trang từ cuối tháng 3).
Còn tại Quảng Ninh, ngày 1/5, UBND tỉnh mới cho phép hoạt động tham quan trên vịnh Hạ Long và một số điểm du lịch nổi tiếng. Theo đó, các chốt kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch bệnh COVID-19 duy trì việc kiểm tra thân nhiệt toàn bộ hành khách đến địa bàn tỉnh...
Theo Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ninh, do thời gian thông báo gấp nên kỳ nghỉ này đa phần các đơn vị kinh doanh dịch vụ tại các khu du lịch như: Bãi Cháy (Hạ Long), Trà Cổ (Móng Cái) và Minh Châu, Quan Lạn (Vân Đồn), các chủ nhà hàng, khách sạn chỉ huy động nhân viên chuẩn bị dọn dẹp phòng, nhà ăn, nhà bếp, tổng vệ sinh môi trường để đón khách cho dịp hè tới.
Còn theo đại diện phòng Văn hóa - Thông tin Sa Pa (Lào Cai), trong dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5, lượng khách đến Sa Pa đạt 12.800 khách, chỉ bằng 15,5% so với kỳ nghỉ năm trước.
Trong dịp này, đa phần lượng khách đến các điểm du lịch là tự đi theo hình thức gia đình hoặc nhóm bạn với cự ly di chuyển dưới 200 km. Khách đi theo tour do công ty tổ chức gần như không có.


Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, tổ chức và nghệ nhân triển khai chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc tại nhiều địa điểm trong khu phố cổ nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam.
Đất Kinh kỳ cổ kính Thăng Long - Hà Nội đã nuôi dưỡng và chứng kiến những thăng trầm của nghệ thuật ca trù, nay tiếp tục là chiếc nôi đào tạo và phát triển nghệ thuật này.
Hội chùa Nành từ lâu đã được biết đến như một lễ hội đặc sắc của Hà Nội, nổi bật với các nghi thức và hoạt động dân gian cổ truyền.
Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.
Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.
Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.
0