Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng kết cấu hạ tầng

Bộ Chính trị vừa ban hành kết luận về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 13 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Phấn đấu đến năm 2030, nước ta có hệ thống kết cấu hạ tầng tương xứng với nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; hoàn thành các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia, quy mô lớn, kết nối với khu vực và thế giới.

Định hướng đến năm 2045, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại gắn với nước phát triển, thu nhập cao; kết nối và hội nhập với sự phát triển của thế giới. Trong nước cũng cần nghiên cứu tổ chức thí điểm mô hình đầu tư công - quản trị tư, đầu tư tư - sử dụng công; hoàn thiện mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng (TOD); xây dựng cơ chế tài chính đặc thù đối với các công trình hạ tầng văn hoá, xã hội.

Bộ Chính trị cũng chỉ đạo các cấp xây dựng cơ chế, chính sách đủ mạnh để hình thành một số tập đoàn kinh tế lớn hàng đầu, có đủ nguồn lực, năng lực quản trị hiện đại, tiếp cận, chuyển giao và làm chủ được công nghệ tiên tiến trong đầu tư, xây dựng những công trình hạ tầng lớn, có ý nghĩa quan trọng, chiến lược đối với sự phát triển đất nước. Bộ Chính trị yêu cầu ưu tiên nguồn lực đầu tư hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, các trục cao tốc Đông - Tây và các tuyến giao thông kết nối đa phương thức theo quy hoạch; sân bay quốc tế; hạ tầng cảng biển lớn, các tuyến đường thuỷ nội địa có nhu cầu vận tải lớn.

Về đường sắt, Bộ Chính trị cũng chỉ đạo tập trung nguồn lực cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái (Quảng Ninh) - Hải Phòng, TP.HCM - Cần Thơ, Biên Hoà - Vũng Tàu, Thủ Thiêm - Long Thành... Thêm vào đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên cần tiếp tục triển khai đầu tư những tuyến đường sắt đô thị, tàu điện ngầm có quy mô vận tải lớn tại Hà Nội, TP.HCM và một số thành phố lớn khác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Việc hoàn thành tuyến đường song hành vào tháng 10/2025 là không thể, bởi tiến độ bàn giao mặt bằng của các địa phương đang chậm - đại diện một số nhà thầu cho biết.

UBND quận Hà Đông đã thẩm định và phê duyệt các phương án bồi thường với kinh phí gần 860 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng, xây dựng đường song hành Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án chế tạo ba cầu dàn Bailey dự phòng nhằm xử lý sự cố về cầu, tổ chức giao thông, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn.

Với mạng lưới camera giám sát giao thông ngày càng phủ rộng, hình thức phạt nguội sẽ phát huy hiệu quả trong công tác xử lý vi phạm, tránh tình trạng người dân chấp hành theo kiểu đối phó.

Sở Xây dựng Hà Nội đã xử lý được hai trong tổng số 37 điểm ùn tắc giao thông trong quý I/2025, bao gồm nút giao Lĩnh Nam - Đỗ Mười; hai đầu cầu vượt Mễ Trì, đường Cương Kiên.

Sở Xây dựng Hà Nội bắt đầu thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông tại nút giao Tố Hữu - Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân) từ ngày 12/4.