'Kéo' nhà máy về Mỹ có khả thi?
Kết quả GDP Quý I sụt giảm 0,3% vừa qua chưa phản ánh tác động chính sách thuế quan đối ứng cực đoan mà ông Trump công bố đầu tháng 4 đâu. GDP Quý I của Mỹ mới chỉ phản ánh ứng phó của các doanh nghiệp Mỹ khi chứng kiến các mức thuế mà ông Trump tuyên bố với hai đối tác chiến lược và là đồng minh thân cận Mexico và Canada khi ông vừa ngồi ghế tổng thống. Nhập khẩu của Mỹ đã tăng hơn 41% trong Quý I là nhân tố chính khiến GDP nước này sụt giảm.
Vậy, việc di dời sản xuất về Mỹ có thực sự dễ dàng như ông Trump hình dung?
Rào cản thứ nhất: Chi phí và rủi ro
Việc xây dựng một nhà máy mới ở Mỹ để thay thế cho một nhà máy đang hoạt động hiệu quả ở nước khác là một canh bạc cực kỳ tốn kém. Chi phí đầu tư ban đầu khổng lồ và phải mất hàng năm trời may ra mới đạt được điểm hòa vốn. Trong khi đó, sự bất ổn và bất nhất trong các chính sách của chính ông Donald Trump lại cho thấy một điều: không có gì là chắc chắn. Các doanh nghiệp phải cân nhắc những rủi ro chính sách khi kinh doanh tại Mỹ trong một giai đoạn chính trị chưa thực sự ổn định.
Một nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ chỉ kéo dài 4 năm. Ai dám chắc tổng thống kế nhiệm sẽ tiếp tục chính sách đó, hay "quay xe" 180 độ?
Rào cản thứ hai: Chi phí sản xuất quá đắt đỏ, đặc biệt là chi phí nhân công
Đây là một vấn đề nan giải cố hữu. Theo một bài báo gần đây của Tạp chí The Economist, mức lương trung bình của công nhân sản xuất tại Mỹ hiện nay cao hơn gấp đôi so với ở Trung Quốc. Tuy nhiên, mức lương đó vẫn chưa đủ hấp dẫn để thu hút người lao động Mỹ quay trở lại làm việc trong các nhà máy. Khảo sát mới nhất của Cục Thống kê Dân số Mỹ cho thấy, cứ 5 nhà máy có 1 nhà máy không thể tuyển đủ nhân công để vận hành hết công suất.
Ông Molson Hart, người sáng lập hãng đồ chơi giáo dục Viahart, trong một bài viết cá nhân còn đưa ra một nhận định khá thẳng thắn. Ông cho rằng, lao động ở Trung Quốc nhìn chung không chỉ rẻ hơn, mà còn hiệu quả hơn nhờ kỹ năng, kỷ luật và thói quen làm việc. Đó có thể là kết quả của một nền văn hóa đề cao sự chăm chỉ mà giáo dục nước Mỹ dường như không còn khuyến khích.
Rào cản thứ ba: Thiếu hụt lao động về mặt số lượng
Nước Mỹ không đủ người để "làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" theo cách mà ông Trump hình dung, ít nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp truyền thống. Dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ cho thấy, nước này có khoảng 7,1 triệu người đang thất nghiệp. Ngay cả khi chúng ta giả định rằng tất cả những người này đều sẵn sàng và có đủ kỹ năng để vào làm việc trong các nhà máy, con số đó vẫn quá nhỏ. Hãy so sánh với Trung Quốc, quốc gia được mệnh danh là "công xưởng của thế giới" với lực lượng lao động lên tới khoảng 734 triệu người.
Rào cản thứ tư: Hạ tầng chưa sẵn sàng
Việc xây dựng lại nền tảng sản xuất công nghiệp quy mô lớn đòi hỏi một hệ thống hạ tầng tương ứng: điện đủ mạnh và ổn định, đường sá thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa nặng, hệ thống logistics hiệu quả cho chuỗi cung ứng công nghiệp. Hạ tầng không phải là thứ có thể xây dựng trong ngày một, ngày hai. Hệ thống logistics hiện tại của Mỹ được thiết kế chủ yếu để phục vụ chuỗi cung ứng hướng đến người tiêu dùng cuối cùng, chứ chưa tối ưu cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm giữa các nhà máy, các khu công nghiệp trên quy mô lớn như yêu cầu.
Cuộc chiến thuế quan vẫn chưa ngã ngũ. Chúng ta sẽ còn phải chờ xem những diễn biến tiếp theo. Ông Trump có lý do riêng để tin vào chiến lược của mình, có thể ông tin rằng sức ép đủ lớn sẽ buộc các doanh nghiệp phải thay đổi; tuy nhiên, điều đó là vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả thi.


Chứng khoán toàn cầu đa phần tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 30/4, khi nhà đầu tư tiếp nhận các số liệu kinh tế trái chiều và ngày càng nhiều công ty rút lại dự báo lợi nhuận, do những bất ổn xung quanh chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons cho biết, doanh nghiệp này đã trúng thầu 23.000 tỷ đồng trong 9 tháng qua, nâng tổng giá trị đơn hàng tồn đọng (backlog) lên gần 37.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay.
Giá dầu thế giới trong phiên giao dịch ngày 30/4 ghi nhận mức giảm hàng tháng lớn nhất trong gần ba năm rưỡi, sau khi Saudi Arabia phát tín hiệu tăng sản xuất trong khi cuộc chiến thương mại toàn cầu làm xói mòn triển vọng nhu cầu nhiên liệu.
TP.HCM đặt chỉ tiêu GRDP bình quân đầu người năm 2025 là 204,3 triệu đồng, tương đương hơn 7.850 USD theo tỷ giá hiện hành.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thay vì “bỏ trứng vào một giỏ” là lưu ý của các tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài với doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh chiến tranh thương mại, tại hội nghị giao ban tháng 4 các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài diễn ra mới đây.
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, giá bán lẻ xăng dầu sẽ được điều chỉnh vào ngày 5/5 thay vì ngày 1/5 do trùng với kỳ nghỉ lễ.
0