Kéo dài thời gian giảm thuế kích thích sản xuất kinh doanh

Tại phiên họp Kỳ họp thứ 8 vừa qua, Quốc hội đã đồng ý kéo dài thời gian giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) tới giữa năm sau, trừ các ngành chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.

Sau 4 lần triển khai, chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng đã góp phần giảm giá hàng hóa, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh sức mua giảm mạnh, chính sách này góp phần cải thiện doanh thu, tạo dư địa quản trị doanh nghiệp tốt hơn.

Ông Đoàn Minh Phú, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thế giới Hải sản chia sẻ: “Chính sách này đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một phần chi phí đầu tư ban đầu, dù không quá lớn so với mức đầu tư kinh doanh của chúng tôi. Nhưng số tiền giảm thuế đó cũng giúp công ty có thêm chi phí thay đổi mô hình quản trị, mua phần mềm quản lý để có thể quản lý chặt chẽ và tiết kiệm hơn cho doanh nghiệp”.

Còn với doanh nghiệp sản xuất,  việc giảm thuế VAT mang lại hiệu quả rõ nét hơn. Tính từ năm 2022 đến nay, số thuế giá trị gia tăng được giảm của Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng là 5 tỷ đồng. Số tiền đã được doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, từng bước cải thiện doanh thu, thoát lỗ và bắt đầu có lợi nhuận.

Ông Lê Tiến Thịnh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng cho hay: “Nhờ chính sách giảm 2% thuế VAT, chúng tôi đã có thêm vốn để mở rộng vùng trồng nguyên liệu và đầu tư, tái đầu tư thiết bị máy móc, cũng như là gia tăng chi phí marketing để tạo công ăn việc làm cho cán bộ, nhân viên. Đến tháng 9/2024, công ty đã đạt được mức lãi là 3,8 tỷ đồng, trong khi đó, cùng kỳ năm 2023, Công ty lỗ hơn 10 tỷ".

Tiêu dùng trong nước tiếp tục được xem là một động lực rất quan trọng trong năm 2025, do đó các chuyên gia kinh tế đều bày tỏ sự ủng hộ việc kéo dài thời gian thực hiện giảm thuế VAT tới tháng 6 năm sau.

Ông Mạc Quốc Anh, Tổng thư kí Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho biết: “Thuế VAT giảm 2% thì doanh  nghiệp được thụ hưởng rất lớn, quan trọng là giải quyết được bài toán doanh thu tăng, lợi nhuận tăng và hàng hóa được giải phóng. Và quan trọng nhất là doanh nghiệp tiết kiệm được khoản đầu vào và đầu ra, đồng thời quá trình sản xuất tiết kiệm được 2% giá nguyên liệu đầu vào, như vậy họ sẽ tập trung đầu tư về khoa học công nghệ và con người”.

Trong phiên thảo luận tại Quốc hội, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, Chính phủ chưa có báo cáo đánh giá tác động cụ thể, nhưng tác động tích cực đã được thể hiện qua 4 lần giảm VAT, được người dân và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Phó Thủ tướng cũng cho biết, so với nhiều nước trên thế giới, thuế suất của Việt Nam vẫn thấp. Việc giảm thuế sẽ khiến ngân sách sẽ giảm 26.000 tỷ, Chính phủ đề nghị giảm 2% VAT trong 6 tháng 2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cuối tuần qua, công ty cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm với mã chứng khoán VEF vừa trình phương án chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông với mức 435%, tức là 1 cổ phiếu VEF sẽ được nhận về 43.500 đồng cổ tức. Vậy, cần nhìn nhận như thế nào về tỷ lệ cổ tức siêu khủng này của Hội chợ triển lãm?

30 doanh nghiệp đã vinh dự nhận Giải thưởng Mạc Đĩnh Chi - Thương hiệu số 1 nhằm tôn vinh những doanh nghiệp có thành tích nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã kêu gọi lãnh đạo Quốc hội nước này nâng trần nợ công trước giữa tháng 7/2025. Nếu không, Chính phủ liên bang có thể đạt đến giới hạn nợ hiện tại vào tháng 8/2025.

Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày họp cấp cao đầu tiên về các vấn đề kinh tế và thương mại tại Geneva, Thụy Sĩ và được Tổng thống Donald Trump đánh giá là đạt được bước tiến bộ lớn.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất phát hành hơn 1,4 tỷ cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 64,58%.

FPT Telecom (MCK: FOX) đã có văn bản thông báo về việc phát hành gần 246,3 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.