Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2022-2025
Theo đó, kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước giai đoạn 2022-2025 theo các hình thức: duy trì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; cổ phần hóa, sắp xếp lại (bao gồm hình thức sáp nhập, giải thể); chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn Nhà nước (thoái vốn) giai đoạn 2022-2025.

Theo Kế hoạch, duy trì 195 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giai đoạn 2022-2025 (danh mục doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giai đoạn 2022-2025). Thực hiện cổ phần hóa 19 doanh nghiệp, sắp xếp lại 5 doanh nghiệp; thực hiện thoái vốn 141 doanh nghiệp giai đoạn 2022-2025; giữ nguyên phần vốn Nhà nước tại 126 doanh nghiệp. 21 doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện sắp xếp theo phương án riêng giai đoạn 2022-2025.
Các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc: Bộ Y tế, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương và các doanh nghiệp chưa được quy định tại Quyết định này (không thuộc diện chuyển giao về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước) thực hiện sắp xếp theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn trước ngày 29/11/2022 thì thực hiện theo hướng: Đối với các doanh nghiệp chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, thoái vốn, cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ động điều chỉnh lại tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ khi xây dựng phương án theo Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước giai đoạn 2022-2025 ban hành kèm theo Quyết định này và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để theo dõi, tổng hợp.
Đối với các doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, thoái vốn thì thực hiện theo phương án đã được phê duyệt và tiếp tục xây dựng phương án để thực hiện thoái vốn theo tỷ lệ quy định tại Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước giai đoạn 2022-2025 ban hành kèm theo Quyết định này.


Trước động thái về thuế quan của Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn luôn lạc quan và tin tưởng vào chính sách và sự đàm phán của Việt Nam với Mỹ.
Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đã phối hợp với Đại sứ quán EU tại Việt Nam tổ chức tọa đàm “Thuế quan Mỹ”, qua đó bày tỏ tin tưởng vào các chính sách và đường lối của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh bị Mỹ áp 46% thuế.
Trước "cơn sóng thần" mang tên thuế đối ứng của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp trong ngành logistics đã nhanh chóng có biện pháp ứng phó, đa dạng hóa thị trường để không gián đoạn chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh.
Lego vừa khánh thành nhà máy hơn 1,3 tỷ USD tại Bình Dương, Việt Nam, vào ngày 9/4. Đây không chỉ là một dự án lớn, mà còn là tín hiệu tích cực cho Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.
Những đối tác từ Mỹ bắt đầu gửi email tạm ngừng nhận đơn hàng trong tháng 4 với một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam để xem xét mức thuế.
Nhiều doanh nghiệp lớn như Masan, Hoàng Anh Gia Lai, CII và MWG... đã đồng loạt lên tiếng trấn an cổ đông, khẳng định hoạt động kinh doanh ít bị ảnh hưởng và đã có sẵn các chiến lược ứng phó hiệu quả trước chính sách thuế quan mới của Mỹ.
0