Ka-52 Alligator của Nga thất bại trên chiến trường Ukraine

Khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine, các lực lượng Nga đã tiến hành một cuộc tập kích bằng trực thăng quy mô vào sân bay Hostomel, gần Kyiv, với 200 trực thăng Kamov Ka-52 Alligator và Mil Mi-8 thuộc Lữ đoàn đổ bộ đường không số 11 của Nga.

Sau đó, quân đội Ukraine tuyên bố đã bắn hạ ít nhất 6 chiếc, trong đó có 2 chiếc "Alligator", đặc biệt nhờ vào tên lửa đất đối không vác vai MANPADS do lữ đoàn hàng không chiến thuật số 40 thực hiện. Kể từ đó, một số video cho thấy những chiếc Ka-52 bị bắn rơi đã được phát tán trên mạng xã hội.

Ka-52 "Alligator"

Tổng hợp những thiệt hại mà hai phe phải gánh chịu bằng cách dựa trên hình ảnh các thiết bị bị phá hủy, thì lực lượng Nga đã mất 54 máy bay trực thăng kể từ ngày 24/2, bao gồm 23 chiếc Ka-52, 12 chiếc Mi-8. Hip, 3 Mi-24, 5 Mil Mi-35 Hind và sáu Mi-28 Havoc. Đây chỉ là những tổn thất ghi nhận được. 

“Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Ukraine, đã có ít nhất 23 trực thăng tấn công Ka-52 của Nga bị bắn hạ. Con số này đã được xác thực và chiếm hơn 25% phi đội phục vụ trong Không quân Nga,”, Bộ Quốc phòng Anh cho biết.

Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cho biết, lực lượng Nga sở hữu 127 chiếc Ka-52 "Alligator". Còn loại Ka-52K “Katran” được sản xuất phục vụ cho không quân hải quân Nga.

Dù hiện đại đến đâu, Ka-52 cũng mắc phải một số điểm yếu. Do đó, mặc dù có lớp giáp nhưng nó có thể dễ bị tổn thương bởi đạn cỡ nhỏ. Các vấn đề về rung động quá mức đã được ghi nhận, cũng như các thiếu sót trong bảo trì do khó khăn về hậu cần.

Ka-52 "Alligator" được trang bị một cánh quạt đồng trục và được cung cấp năng lượng bởi hai tuabin Klimov117VMA, Ka-52 có thể mang 12 tên lửa chống tăng "Vikhr" với tầm bắn 10 km hoặc rocket S-8 80 mm hoặc S-13 130mm cũng như pháo 30mm bắn nhanh 2A42. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố, sự tham gia của Bình Nhưỡng vào cuộc chiến Nga - Ukraine là hoàn toàn chính đáng, gọi đây là hành động bảo vệ “quốc gia anh em”.

Truyền thông Ukraine đưa tin, Nga đóng cửa không phận trên khu vực thao trường quân sự và bãi phóng tên lửa Kapustin Yar từ ngày 12-13/5. Điều này làm dấy lên đồn đoán về khả năng nước này sẽ tiến hành một vụ phóng tên lửa đạn đạo.

Pakistan đã khởi động chiến dịch quân sự mang tên “Bunyan-ul-Marsoos” vào ngày 10/5, nhằm trả đũa các động thái được cho là khiêu khích và tấn công quân sự từ phía Ấn Độ. Chiến dịch bao gồm các cuộc tấn công chính xác bằng tên lửa Fateh nhắm vào nhiều cơ sở quân sự Ấn Độ.

Pakistan cho biết vào sáng 10/5, Ấn Độ đã bắn tên lửa vào ba căn cứ không quân của nước này, bao gồm một căn cứ gần Thủ đô Islamabad. Tuy nhiên, hệ thống phòng không Pakistan đã đánh chặn hầu hết các tên lửa này.

Ngay từ khi giành độc lập khỏi thực dân Anh vào năm 1947, Ấn Độ và Pakistan đã có ba lần đối đầu vì tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt tại khu vực Kashmir – một vùng núi chiến lược mà cả hai đều tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, cuộc xung đột lần này có điểm khác, chủ yếu diễn ra dưới hình thức đụng độ quy mô nhỏ, chiến tranh thông tin, hoặc các hoạt động bán quân sự ở biên giới.

Quân đội Pakistan ngày 10/5 tố cáo Ấn Độ phóng thêm một loạt tên lửa nhắm vào ba căn cứ không quân của nước này. Islamabad đã phát động chiến dịch quân sự đáp trả hành động gây hấn của New Delhi.