Israel và Hamas có vi phạm luật quốc tế?| Nhìn ra thế giới| 24/10/2023

Liệu Hamas và Israel có vi phạm luật pháp quốc tế hay không? Thế giới có một bộ luật và nghị quyết được quốc tế công nhận, bao gồm cả hiến chương Liên hợp quốc quy định về xung đột vũ trang. Ngoài ra còn có luật nhân đạo quốc tế bao gồm Công ước Geneva, được soạn thảo sau Thế chiến thứ hai và được hầu hết mọi quốc gia đồng thuận. Một tài liệu quan trọng khác trong luật chiến tranh là Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế, định nghĩa là các hành vi tội ác chiến tranh bao gồm các cuộc tấn công có chủ ý vào dân thường, các khu định cư dân sự hoặc nhân viên nhân đạo, phá hủy tài sản, bạo lực tình dục và trục xuất trái pháp luật. Vậy Hai bên đã vi phạm những luật này ở mức độ nào?
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Anh Keir Starmer ngày 8/5 đã cùng công bố một thỏa thuận thương mại song phương. Thỏa thuận không chỉ mang tính biểu tượng trong quan hệ đồng minh Mỹ - Anh, mà còn đặt nền móng cho các cuộc đàm phán giữa Mỹ với một loạt quốc gia khác.

Ngày 9/5/2025 đánh dấu tròn 80 năm chiến thắng phát xít Đức – mốc son lịch sử làm nên bản lĩnh và niềm tự hào dân tộc của người dân Liên Xô trước đây và người dân Nga ngày nay. Trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến những xáo trộn địa chính trị sâu sắc, lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng năm 2025 không chỉ mang ý nghĩa tưởng niệm, mà còn gửi đi một thông điệp toàn cầu về quá khứ, vị thế hiện tại và khát vọng tương lai của nước Nga.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu mới đây tuyên bố, nước này sẽ triển khai một chiến dịch quân sự mở rộng tại Dải Gaza, với mục tiêu kiểm soát toàn diện khu vực này và buộc người dân Gaza phải di dời về phía Nam. Kế hoạch gây quan ngại khi đẩy cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Gaza càng thêm trầm trọng và triển vọng lập lại hòa bình cho Gaza trở nên xa vời.

Ấn Độ đã tiến hành một chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm vào nhiều mục tiêu bên trong lãnh thổ Pakistan và khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát. Vụ việc đánh dấu một bước leo thang nghiêm trọng trong bối cảnh căng thẳng song phương đang gia tăng nhanh chóng giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bùng phát một cuộc xung đột toàn diện.

Tổng thống Mỹ Dondald Trump với chính sách thuế quan khó lường và nỗ lực thay đổi trật tự thế giới, đã và đang gây ra những tác động lan tỏa đối với nhiều cuộc bầu cử ở nước ngoài, đặc biệt là ở các quốc gia là đồng minh và đối tác quan trọng của Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi cuối tuần qua đã bất ngờ tuyên bố sẽ rút khỏi vai trò trung gian hòa giải trong tiến trình hòa bình Nga - Ukraine. Vậy điều gì đứng sau sự thay đổi có phần đột ngột nhưng cũng không quá bất ngờ này của chính quyền Trump?