Israel lên kế hoạch di tản người Palestine khỏi Gaza
Theo ông Katz, kế hoạch sẽ đề ra các phương án di tản bằng đường bộ, đồng thời xem xét việc di tản qua đường biển và đường hàng không.
Ông bày tỏ sự ủng hộ đối với "kế hoạch táo bạo của Tổng thống Trump", cho rằng sáng kiến này có thể giúp một số lượng lớn cư dân Gaza tái định cư tại nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Ông Katz nhận định rằng, kế hoạch của Tổng thống Trump “sẽ mất nhiều năm” để thực hiện. Trong thời gian đó, người Palestine sẽ được hòa nhập vào các quốc gia tiếp nhận, đồng thời Gaza sẽ được tái thiết trong một bối cảnh không có vũ trang và không còn mối đe dọa từ Hamas.

Phản ứng và những thách thức chính trị
Tuy nhiên, đề xuất này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ người Palestine, những người từ lâu đã đấu tranh cho quyền tự quyết và bác bỏ ý tưởng tái định cư. Các nhà phân tích cho rằng, hầu hết hai triệu cư dân Gaza sẽ không muốn rời đi, đặt ra câu hỏi liệu họ có thể bị cưỡng chế di dời hay không - một hành động bị cấm theo luật pháp quốc tế.
“Đây là đất của chúng tôi và chúng tôi là chủ nhân thực sự của nó”, Amir Karaja - một cư dân phía bắc Gaza nói với hãng tin CNN. “Tôi sẽ không rời bỏ nơi này. Không phải Tổng thống Trump, cũng không ai khác có thể buộc chúng tôi rời khỏi Gaza”.

Hơn nữa, kế hoạch này cũng đặt ra một thách thức về mặt chính trị đối với Ả rập Xê út - một bên quan trọng trong chiến lược của Tổng thống Trump, nhằm xây dựng một liên minh chống Iran thông qua việc bình thường hóa quan hệ với Israel. Riyadh đã tuyên bố rằng, việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ thỏa thuận nào với Israel.
Một cuộc di tản hoàn toàn khỏi Gaza sẽ giáng một đòn mạnh vào giấc mơ thành lập một nhà nước Palestine và làm dấy lên nhiều lo ngại về tương lai của người Palestine tại Bờ Tây - khu vực được Liên hợp quốc coi là lãnh thổ bị Israel chiếm đóng, tương tự như Gaza.
Tính khả thi của kế hoạch
Theo phân tích của hãng tin CNN, ý tưởng về việc một số lượng lớn người Palestine sẽ sẵn sàng rời khỏi Gaza để đến một nơi khác được coi là thiếu thực tế và thể hiện sự hiểu biết hời hợt về cuộc xung đột đã khiến họ phải chịu cảnh mất đất và tước đoạt quyền lợi trong nhiều thập kỷ.
Kể từ khi Nhà nước Israel được thành lập vào năm 1948, hàng nghìn người Palestine sống trong cảnh nghèo đói tại các trại tị nạn ở Beirut hay Jordan đã luôn nuôi hy vọng trở về quê hương - một hi vọng chưa bao giờ trở thành hiện thực. Chính vì vậy, người dân Gaza khó có thể chấp nhận rời đi chỉ vì những lời hứa rằng một ngày nào đó họ sẽ được trở lại.
Chiến sự tại Gaza và tình hình đàm phán
Trong khi đó, tình hình chiến sự tại Gaza vẫn diễn biến phức tạp. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố rằng, chính phủ của ông cam kết tiêu diệt hoàn toàn khả năng quân sự của Hamas.
“Chúng tôi đã phá hủy phần lớn sức mạnh quân sự của Hamas, nhưng chưa hoàn toàn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng khi cuộc chiến kết thúc, Hamas sẽ bị loại bỏ”, ông Netanyahu nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News.

Dù chiến dịch quân sự kéo dài 15 tháng của Israel đã loại bỏ nhiều lãnh đạo cấp cao của Hamas, san phẳng phần lớn Gaza và khiến hàng chục nghìn người Palestine thiệt mạng, nhưng nhóm vũ trang này vẫn cho thấy khả năng tái tổ chức.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gần đây cảnh báo về nguy cơ các tay súng Hamas tái tập hợp. “Chúng tôi đánh giá rằng Hamas đã tuyển mộ gần như số lượng chiến binh tương đương với số mà họ đã mất. Đó là công thức cho một cuộc nổi dậy kéo dài và một cuộc chiến không hồi kết”, ông Blinken nhận định.
Các cuộc đàm phán về việc gia hạn lệnh ngừng bắn tại Gaza và thỏa thuận trao đổi con tin (dự kiến hết hạn vào ngày 1/3) đang đối mặt với nhiều bất ổn. Thủ tướng Netanyahu nhấn mạnh rằng, chính phủ của ông vẫn cam kết đưa tất cả các con tin còn lại trở về từ Gaza. Tuy nhiên, ông tỏ ra dè dặt với giai đoạn hai của thỏa thuận, theo đó Israel sẽ phải rút toàn bộ quân khỏi Gaza để đổi lấy việc trả tự do cho các con tin còn lại. Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã tuyên bố sẽ từ chức nếu lệnh ngừng bắn tiếp tục kéo dài.


Chiếc máy bay một động cơ lao xuống khu dân cư vùng ngoại ô Brooklyn Park, Mỹ rồi nổ tung, khả năng không hành khách nào sống sót.
Tính đến sáng 30/3, 25 dư chấn đã được ghi nhận sau trận động đất mạnh xảy ra ở miền Trung Myanmar ngày 28/3, với cường độ cao nhất là 7,5 và thấp nhất là 2,8, theo Cục Khí tượng Thủy văn Myanmar.
Tất cả các quốc gia thành viên của ASEAN đã khẳng định cam kết hỗ trợ Myanmar và Thái Lan trong công tác cứu trợ và phục hồi sau trận động đất mạnh xảy ra vào cuối tuần qua.
Những hình ảnh vệ tinh vừa được công bố đã tiết lộ sự tàn phá do trận động đất kinh hoàng ở Myanmar gây ra, khiến hơn 1.600 người thiệt mạng và hàng trăm người mất tích.
Ít nhất ba dấu hiệu sự sống của các nạn nhân sau vụ động đất chiều 28/3 đã được phát hiện tại hai khu vực thuộc tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước bị sập ở quận Chatuchak, Bangkok.
Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa đã công bố thành lập chính quyền chuyển tiếp mới vào ngày 29/3.
0