Israel còn hiện diện tại Liban là hành động chiếm đóng
Lệnh ngừng bắn kéo dài 60 ngày, do Mỹ và Pháp làm trung gian, đã được quân đội Israel và Phong trào Hezbollah ký kết tại Liban vào ngày 27/11/2024, giúp chấm dứt nhiều tháng pháo kích lẫn nhau giữa Israel và Hezbollah. Thỏa thuận đã hết hạn vào ngày 26/1, nhưng sau đó đã được gia hạn đến hết ngày 18/2.
Bất chấp lệnh ngừng bắn, Israel vẫn vi phạm gần 1.000 lần, khiến hàng chục người ở Liban thiệt mạng và bị thương, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Ngày 17/2, chỉ vài giờ trước khi lệnh ngừng bắn hết hạn, Israel đã quyết định duy trì sự hiện diện quân sự tại 5 tiền đồn ở miền Nam Liban, bất chấp sự phản đối từ chính phủ Liban và lực lượng Hezbollah.
Theo quân đội Israel, việc duy trì một số lượng nhỏ binh sĩ ở 5 tiền đồn chiến lược dọc biên giới Liban nhằm tiếp tục bảo vệ cư dân và đảm bảo không có mối đe dọa nào với nước này.


Nga đã quyết định thiết lập vùng đệm an ninh dọc biên giới Nga - Ukraine, theo tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/5.
Nhiều quốc gia châu Âu đồng loạt lên tiếng, gây áp lực mạnh mẽ lên Israel khi nước này tuyên bố mở rộng chiến dịch tấn công trên bộ tại Dải Gaza, với mục tiêu kiểm soát toàn bộ vùng đất này và gây sức ép buộc lực lượng Hamas phải đầu hàng, sau hơn 19 tháng xung đột.
Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình ra vùng biển phía Đông Bán đảo Triều Tiên.
Vụ tấn công nhằm vào hai nhân viên an ninh Israel ở Mỹ đã khiến nhiều người dân Israel bàng hoàng và quan ngại về sự an toàn của họ.
Nghị viện châu Âu ngày 22/5 đã thông qua một loạt biện pháp tăng thuế đối với phân bón và một số mặt hàng nông sản nhập khẩu từ Nga và Belarus.
Nga liên tiếp thực hiện nhiều cuộc tấn công quy mô lớn ngày 22/5, từ tấn công bằng tên lửa Iskander-M vào căn cứ đặc nhiệm Ukraine ở Sumy đến việc sử dụng UAV phá hủy hệ thống Himars và kho vũ khí tại Donetsk.
0