Iraq hồi sinh di sản văn hóa
Tỉnh Nineveh, miền bắc Iraq là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng nhất của thế giới cổ đại, đóng vai trò nổi bật trong sự phát triển văn minh nhân loại. Đó là một đô thị lớn, nơi khởi nguồn của nhiều ngành nghệ thuật và học thuật khác nhau.
Nhưng, di sản văn hóa và di tích ở Mosul, thủ phủ của Tỉnh Nineveh, bị tàn phá nặng nề bởi cuộc giao tranh ác liệt giữa lực lượng chính phủ và nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) khoảng 7 năm trước cũng như các cuộc không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu nhằm vào IS. Nay, một số dự án trùng tu đang được tiến hành đối với những di sản nơi đây.

Iraq hồi sinh di sản văn hóa
Thành phố bị chiến tranh tàn phá này giờ đây là một mớ hỗn độn đáng sợ với lượng lớn chất nổ vẫn còn đâu đó.
Những con phố thịnh vượng một thời chỉ còn đống đổ nát và khu chợ đông đúc giờ đây hiếm khi có khách tới thăm. Di sản văn hóa của Nineveh bị hư hại nghiêm trọng.

Giờ đây, chỉ còn lại một vài địa danh gợi nhớ đến sự thịnh vượng trước đây của thành phố.
Việc các tay súng cho nổ tung tháp Al-Hadba, một trong những di tích nổi tiếng của Mosul và các địa điểm xung quanh, gây ra tổn thất lớn về di sản văn hóa, khiến người dân Mosul phẫn nộ.
Nay, việc xây dựng lại Tháp Al-Hadba hiện đang được tiến hành nhờ nỗ lực chung của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc , chính phủ Iraq và các công ty quốc tế.

Anh Omar Taqa, kỹ sư của Unesco cho biết: "Nhà thờ Hồi giáo Al-Nouri và Tháp Al-Hadba được xây dựng từ năm 1173 sau Công Nguyên, tức khoảng 850 năm trước. Bắt đầu từ tháng 2 năm 2019, chúng tôi thay mặt cho UNESCO, hợp tác với Cục Di sản Văn hóa Nineveh và các công ty của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, bắt đầu trùng tu Nhà thờ Hồi giáo Al-Nouri và Tháp Al-Hadba, một địa danh lịch sử ở Mosul. Chúng tôi đã hoàn thành việc phục dựng nền móng và sẽ sớm bắt đầu công việc trên mặt đất”.
Phần lớn khu vực lân cận gần tòa tháp vẫn ngổn ngang đổ nát. Trong thời gian lực lượng chính phủ Iraq tái chiếm Mosul, liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu đã tiến hành các cuộc không kích bừa bãi vào thành phố cổ, với lý do có sự hiện diện của nhóm Hồi giáo cực đoan ở đây. Theo người dân, sau chiến tranh, một số tổ chức từ Vương quốc Anh đã được chỉ định dọn dẹp bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, nhưng công việc này đã bị bỏ dở. Cho đến ngày nay, nhiều tàn tích từ các cuộc không kích vẫn chưa được dọn sạch.
Dù những vết sẹo do cuộc chiến ở Mosul để lại khó xóa nhòa nhưng người dân Mosul vẫn không từ bỏ hy vọng và nỗ lực hồi sinh cuộc sống. Tốc độ phục hồi đô thị có thể chậm và mất nhiều thời gian, nhưng đối với họ, việc tái thiết Mosul còn làm sống lại tinh thần của thành phố.


Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.
Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake hôm 5/4 đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Colombo theo nghi thức trang trọng nhất với 21 loạt đại bác.
Cộng đồng người Việt Nam tại Myanmar những ngày qua đã tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ người dân Mandalay sau thảm họa động đất xảy ra ngày 28/3.
Truyền thông nhà nước Myanmar ngày 5/4 đưa tin, số người thiệt mạng do trận động đất ở quốc gia này đã tăng lên 3.354, với hơn 200 người vẫn còn mất tích, hơn 4.800 người bị thương.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn ngày 5/4 đã kêu gọi Washington “tham vấn bình đẳng” với các đối tác thương mại về chính sách thuế quan mới.
0