Iran tính toán gì khi tập kích trả đũa Israel?
Trận tập kích quy mô lớn với khoảng 300 máy bay không người lái (UAV) và tên lửa các loại từ Iran nhắm vào lãnh thổ Israel bắt đầu từ đêm ngày 13/4, kéo dài 5 giờ đồng giờ, và kết thúc vào rạng sáng nay với mức thiệt hại được đánh giá là không đáng kể.
Người phát ngôn quân đội Israel – chuẩn đô đốc Daniel Hagari cho hay 99% trong số các vũ khí mà Iran tung ra trong đợt tấn công đã bị đánh chặn bởi lưới phòng không và không quân Israel, cùng sự hỗ trợ từ "các nước đối tác". Theo ông Hagari, chỉ có “một số lượng nhỏ” tên lửa đạn đạo chạm tới lãnh thổ nước này.
Khoảng 4 tiếng sau thời điểm phát hiện Iran khai hỏa, chính phủ Israel cho phép người dân rời hầm trú ẩn, cho thấy tình báo Israel đánh giá đòn đánh của Iran đã kết thúc. Phái bộ ngoại giao Iran tại Liên Hợp Quốc cũng tuyên bố vụ tập kích quy mô lớn này là "hồi kết" cho đối đầu giữa hai nước xoay quanh sự kiện Israel tập kích tòa nhà ngoại giao Iran.
Tehran nhấn mạnh "không muốn leo thang hay xung đột trên toàn khu vực", khẳng định vụ tập kích là hành động tự vệ chính đáng, nhưng vẫn cảnh báo Israel sẽ trả giá nếu có thêm hành động khiêu chiến hay tấn công Iran.

Theo chuyên gia an ninh Trung Đông Hassan Barari thuộc Đại học Qatar, thiệt hại hạn chế trên thực địa, diễn tiến vụ tập kích cùng các thông cáo ngoại giao liên tục từ Iran trong sáng 14/4 đã cho thấy đòn tấn công là động thái "có tính toán và chừng mực" của Iran. Ông Barari lưu ý các thông cáo từ phái bộ ngoại giao Iran tại Liên Hợp Quốc liên tục nhấn mạnh cuộc tập kích đã khép lại sự việc Israel tấn công cơ quan ngoại giao Iran.
Nhà báo Rory Challands của Al Jazeera cũng đưa ra nhận định tương tự về đòn tập kích đã được báo trước từ lâu của Iran. Ông cho rằng Tehran vừa muốn gửi thông điệp dằn mặt, vừa không muốn gây ra thiệt hại quá lớn để rồi đẩy căng thẳng leo thang thành xung đột cấp độ khu vực.
Ông Challands nói: “Thiệt hại ở Israel rất nhỏ, chỉ được ghi nhận ở căn cứ không quân giữa sa mạc, một vài trường hợp bị thương và không có người thiệt mạng. Đây là phép thử đối với Israel. Nội các chiến tranh Israel đã được trao quyền tổ chức đáp trả Iran, nhưng liệu họ có tính toán và chừng mực như đối phương hay không? Mỹ sẽ nói gì với Israel, liệu họ có khuyên trả đũa nhẹ tay và kêu gọi các bên bình tĩnh lại?”

Dorsa Jabbari, nhà báo của Al Jazeera tại Tehran, đánh giá quân đội Iran đã hành động theo đúng thông điệp cảnh báo của mình trong hai tuần qua, rằng đòn trả đũa vụ tập kích tòa lãnh sự sẽ được thực hiện "chính xác và trong giới hạn". Bà nói diễn biến ở thực địa cho thấy lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran IRGC hành động đúng như tên gọi "Lời hứa Đích thực" của chiến dịch lần này. "Đây đã là mức phản ứng nghiêm trọng nhất mà Iran tung ra. Nó rõ ràng không thể được gọi là là đòn tấn công tổng lực, nhưng cũng giúp Iran thị uy. Thế giới đã chứng kiến kịch bản chưa từng có: tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và UAV Iran đồng loạt hướng về phía Israel.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Iran khai hỏa tên lửa trên lãnh thổ để tấn công Israel. Các đòn tập kích qua lại trước đây thường nhắm vào lực lượng ủy nhiệm của Iran, cơ sở tình báo hoặc lợi ích của Israel ở nước ngoài, và hai bên tránh tấn công trực tiếp vào lãnh thổ của nhau. Theo các nhà quan sát, Iran và Israel đang kéo toàn bộ khu vực vào tình cảnh chưa từng có tiền lệ. Đây là giai đoạn vô cùng nguy cấp và những hậu quả tiềm tàng đều là thảm họa.
Tổng thống Donald Trump đã áp thuế đối ứng với với 86 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Động thái này đánh dấu bước leo thang mạnh mẽ nhất trong chính sách thương mại “nước Mỹ trên hết” của ông Trump kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai. Liệu nước đi này của ông Trump có đang mạo hiểm?
Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 9/4 thông báo, Trung Quốc sẽ áp thuế 84% đối với hàng hóa của Mỹ từ thứ Năm 10/4, tăng so với mức 34% đã công bố trước đó.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 9/4 cho biết, các hệ thống phòng không nước này đã đánh chặn ít nhất 158 máy bay không người lái (UAV) do Ukraine triển khai trong đêm 8/4 và rạng sáng 9/4.
Mức thuế khổng lồ 104% nhắm vào hàng hóa Trung Quốc - một động thái được đánh giá là sẽ làm gia tăng căng thẳng trong cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Washington và Moscow thông báo sẽ nối lại đối thoại vào ngày mai 10/4, tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), với trọng tâm là cải thiện hoạt động ngoại giao song phương.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tối hậu thư cứng rắn, tuyên bố sẽ “giành lại” quyền kiểm soát kênh đào Panama - tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh.
0