Iran bắt tàu dầu Mỹ ở Vịnh Oman

Truyền thông nhà nước Iran đưa tin, Tehran đã bắt giữ một tàu chở dầu thô của Mỹ trên đường đến Thổ Nhĩ Kỳ để trả đũa động thái tương tự của Washington vào năm ngoái.

Mỹ đã lên án việc Iran bắt giữ một tàu chở dầu và kêu gọi Iran thả tàu và thủy thủ đoàn ngay lập tức.

Theo hãng thông tấn Fars của Iran, tàu chở dầu St Nikolas đã bị Hải quân nước này bắt giữ tại vùng biển ngoài khơi Oman theo lệnh của tòa án. Nhà điều hành của tàu cho biết, tàu chở 145.000 tấn dầu từ cảng Basra của Iraq và đang hướng tới Aliaga ở phía tây Thổ Nhĩ Kỳ qua kênh đào Suez. Thủy thủ đoàn trên tàu gồm 19 người, trong đó có 18 công dân Philippines và một công dân Hy Lạp. Năm ngoái, Mỹ bắt giữ tàu St Nikolas, khi đó hoạt động dưới tên khác là Suez Rajan, trong một hoạt động thực thi lệnh trừng phạt đối với Iran. Sau khi bị Mỹ tịch thu một triệu thùng dầu, Iran đã cảnh báo sẽ trả đũa. Vụ việc được cho là sẽ làm tăng nguy cơ leo thang căng thẳng đối với việc chở dầu qua Trung Đông. Vịnh Oman nằm trên tuyến vận chuyển dầu mỏ quan trọng và thường xuyên chứng kiến một loạt vụ bắt giữ và tấn công trong những năm qua, thường liên quan đến Iran.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm tỉnh Kursk lần đầu tiên kể từ khi Moscow tuyên bố giành lại hoàn toàn quyền kiểm soát khu vực này, sau cuộc đột kích bất ngờ của lực lượng Ukraine năm 2024.

Vương quốc Anh đã đình chỉ các cuộc đàm phán thương mại tự do với Israel vào ngày 20/5, đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số cá nhân và thực thể ủng hộ bạo lực chống lại cộng đồng người Palestine.

Một ủy ban đặc biệt của Mỹ sẽ xem xét lại quá trình rút quân đầy hỗn loạn của nước này khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021.

Israel đang chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao với Tehran.

Đại sứ Ai Cập tại Nga, ông Nazih Elnaggari cho biết, Cairo đang theo dõi sát sao sự phát triển của tuyến hàng hải Bắc Cực và không coi đó là mối quan ngại đối với kênh đào Suez.

Các doanh nghiệp Nga và Malaysia hiện đang phối hợp xử lý vấn đề nhập khẩu năng lượng Nga, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), theo thông tin từ Đại sứ quán Nga tại Kuala Lumpur.