iPhone 15 giống tin đồn, Apple mất 200 tỷ USD

Apple không mang lại bất kỳ bất ngờ nào đáng chú ý trong dòng iPhone 15 khiến cổ phiếu giảm 1,7% sau sự kiện. Tất cả tính năng mới trên dòng iPhone 15 đều giống hệt tin đồn trước đây. Bất ngờ lớn nhất với 4 mẫu iPhone 15 được bán ra vào ngày 22.9 là không tăng giá, phản ánh sự sụt giảm nhu cầu trong thị trường smartphone toàn cầu.

Trên thị trường tài chính, trong phiên giao dịch ngày 12/9, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 18 điểm, tương đương 0,05% xuống còn 34.646 điểm. Chỉ số S&P 500 đi xuống 0,57%, chốt phiên với 4.462 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite giảm 1,04%, đóng cửa ở mức 13.774 điểm. Cổ phiếu Apple đã giảm 1,7% sau khi công ty tung ra mẫu iPhone cùng Apple Watch mới vào chiều ngày 12/9. Điện thoại của Apple giờ đây sẽ chuyển sang sử dụng cổng sạc USB Type-C. 

Theo Investing.com

Cổ phiếu của Apple đã chứng kiến một đợt sụt giảm mạnh trong tuần này, với giá trị thị trường của gã khổng lồ công nghệ này giảm khoảng 200 tỷ USD trong bối cảnh có thông tin cho rằng Trung Quốc đang cấm nhân viên chính phủ sử dụng iPhone.

Theo đó, cổ phiếu của Apple đã bắt đầu sụt giảm từ ngày 6/9, mất thêm khoảng 3% vào phiên 7/9, khiến giá trị vốn hoá của công ty giảm 200 tỷ USD trong 2 ngày này, trở thành mã giao dịch có hiệu suất tệ nhất trong Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones.

Đến phiên 8/9, cổ phiếu công ty đã tăng nhẹ 0,35%, nhưng nhìn chung mã AAPL của "táo khuyết" vẫn giảm khoảng 5% trong tuần này.

Bất chấp sự sụt giảm nhẹ đó, cổ phiếu Apple đã tăng gần 38% trong năm nay, phần lớn nhờ vào sức mạnh kinh doanh đang phát triển của Apple đối với các dịch vụ như Apple Pay và lưu trữ iCloud.

Sự sụt giảm về giá cổ phiếu của Apple diễn ra trong bối cảnh công ty chuẩn bị có sự kiện ra mắt sản phẩm mới lớn nhất trong năm vào ngày 12/9 tới đây.

Về lý thuyết, đây là thời điểm có thể giúp cổ phiếu công ty tăng giá, nhưng những tin tức về việc Trung Quốc hạn chế nhân viên chính phủ sử dụng iPhone đã phá hỏng đà tăng này.

Lệnh cấm iPhone được tờ Wall Street Journal đưa tin đầu tiên, trong đó trích dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết Trung Quốc đang ra lệnh cho các quan chức tại các cơ quan chính phủ trung ương không được sử dụng các thiết bị này hoặc các điện thoại mang nhãn hiệu nước ngoài khác. 

Bà Victoria Scholar, người đứng đầu bộ phận đầu tư tương tác tại một nền tảng đầu tư của Vương quốc Anh, cho biết: “Bắc Kinh đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào công nghệ Mỹ, nhưng lệnh cấm này đóng vai trò là một trở ngại đáng kể đối với Apple vì Trung Quốc là thị trường quốc tế lớn nhất và chiếm khoảng 20% ​​doanh thu của họ”. 

Apple không tiết lộ doanh số bán iPhone theo quốc gia, nhưng các nhà phân tích tại công ty nghiên cứu TechInsights ước tính rằng doanh số bán iPhone ở Trung Quốc nhiều hơn ở Mỹ trong quý trước. Apple cũng sản xuất phần lớn iPhone tại các nhà máy ở Trung Quốc.

Apple không đưa ra bất kỳ bình luận nào về những thông tin này.

Khi được hỏi về lệnh cấm tại cuộc họp giao ban hàng ngày ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning không bình luận trực tiếp mà chỉ nói rằng “sản phẩm và dịch vụ từ bất kỳ quốc gia nào đều được chào đón vào thị trường Trung Quốc miễn là chúng tuân thủ luật pháp và quy định của Trung Quốc".

Tổng hợp

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).

Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.

Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.

Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.

Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.