Indonesia: 195 trẻ em tử vong do suy thận cấp tính
Ông Mohammad Syahril, phát ngôn viên Bộ Y tế Indonesia cho biết, hầu hết các trường hợp là trẻ dưới 5 tuổi. Các kết quả xét nghiệm cho thấy hầu hết các trường hợp tử vong đều do sử dụng loại sirô ho có chứa lượng lớn ethylene glycol và diethylene glycol, hai loại hóa chất được sử dụng như chất chống đông trong các sản phẩm công nghiệp.
Hiện Bộ Y tế Indonesia đã cho nhập 246 lọ thuốc giải độc từ Singapore và Australia và những lọ thuốc này đã cho kết quả khả quan trong điều trị.
Trước đó, sau khi ghi nhận các ca suy thận tăng đột biến kể từ tháng 8, nhà chức trách đã mở cuộc điều tra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Cơ quan Giám sát Thuốc và Thực phẩm Indonesia (BPOM) đã xác định một số loại siro chứa lượng chất độc hại ở mức nguy hiểm, theo đó ra lệnh thu hồi và tiêu hủy những sản phẩm này. Cảnh sát đã mở cuộc điều tra một số công ty dược phẩm trong nước, trong đó có 2 công ty đã bị tước giấy phép sản xuất các loại thuốc siro.
Tháng trước, Gambia báo cáo 70 trẻ tử vong nghi do liên quan đến thuốc siro nhập khẩu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo những ca tử vong gần đây tại quốc gia Tây Phi này có thể liên quan đến 4 sản phẩm siro trị ho và cảm lạnh của công ty dược phẩm Maiden của Ấn Độ có chứa một lượng lớn diethylene glycol và ethylene glycol.


Người bị xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu dữ dội, có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ và cần được xử lý y tế khẩn cấp.
Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.
Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.
0