ICC xin lệnh bắt Thủ tướng Israel, thủ lĩnh Hamas
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với CNN vào hôm nay, ông Khan cho biết Tòa ICC cũng đang xin lệnh bắt Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant, thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar, chỉ huy lữ đoàn al-Qassam của Hamas và lãnh đạo chính trị Hamas Ismail Haniyeh. Một hội đồng thẩm phán ICC sẽ cân nhắc đơn xin lệnh bắt.
Theo công tố viên Khan, các cáo buộc chống lại Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel gồm “gây ra cuộc tàn sát, dùng nạn đói làm phương tiện chiến tranh, ngăn chặn viện trợ nhân đạo và cố tình nhắm vào dân thường trong xung đột”.

Thủ tướng Netanyahu đã chỉ trích động thái của ICC và khẳng định Israel có hệ thống pháp luật độc lập điều tra nghiêm ngặt mọi hành vi phạm tội.
Khi được hỏi về những phát ngôn của Thủ tướng Israel, công tố viên Khan nói “không ai được đứng trên luật pháp”, đồng thời cho biết thêm nếu Israel không đồng tình với ICC, nước này có quyền kháng cáo trước các thẩm phán của ICC.

Israel và Mỹ không phải là thành viên của ICC. Tuy nhiên, ICC tuyên bố có quyền tài phán đối với Gaza, Đông Jerusalem và Bờ Tây sau khi các nhà lãnh đạo Palestine chính thức chấp thuận các nguyên tắc thành lập của tòa án vào năm 2015.
Thông báo của ICC ngày 20/5 khác với vụ việc hiện đang được Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) xét xử về cáo buộc do Nam Phi đưa ra, cho rằng Israel đã phạm tội diệt chủng trong cuộc chiến chống lại Hamas sau vụ tấn công ngày 7 tháng 10.

Trong khi Tòa án Công lý ICJ xem xét các vụ việc liên quan đến các quốc gia thì ICC là tòa án hình sự chuyên xét xử các cá nhân vì tội ác chiến tranh hoặc tội ác chống lại loài người.
Đây không phải là lần đầu tiên ICC có hành động liên quan đến Israel. Vào tháng 3 năm 2021, văn phòng của công tố viên Khan đã mở một cuộc điều tra về những tội ác có thể xảy ra trên lãnh thổ Palestine kể từ tháng 6 năm 2014 ở Gaza và Bờ Tây.
Có trụ sở tại La Hay, Hà Lan và được thành lập theo Quy chế Rome, ICC hoạt động độc lập. 124 quốc gia là thành viên của hiệp ước, nhưng một số nước bao gồm Israel, Mỹ và Nga không tham gia.
Nếu tòa án chấp nhận đơn của công tố viên Khan và ban hành lệnh bắt giữ 5 người nói trên thì bất kỳ quốc gia nào là thành viên sẽ phải bắt giữ và dẫn độ họ về La Hay.
Theo quy định của tòa án, tất cả các bên ký kết Quy chế Rome có nghĩa vụ hợp tác đầy đủ với các quyết định của tòa án. Điều này có nghĩa là ông Netanyahu và Gallant không thể ra nước ngoài, bao gồm cả nhiều quốc gia đồng minh thân cận nhất của Israel như Đức và Vương quốc Anh./.


Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gây chú ý khi chấp nhận món quà máy bay Boeing 747-8 hạng sang, giá trị hàng trăm triệu USD từ Qatar hôm 21/5, với mục đích nâng cấp thành chuyên cơ Không lực Một - phương tiện di chuyển chính thức của Tổng thống Mỹ.
Hai nhân viên tại Đại sứ quán Israel ở Washington DC đã thiệt mạng do bị bắn vào đêm ngày 21/5, ở gần Bảo tàng Do Thái Thủ đô.
Một vụ tai nạn đã xảy ra trong quá trình hạ thủy chiếc tàu chiến mới của Triều Tiên, trong ngày 22/5.
Quân đội Israel cho biết đã đánh chặn được một tên lửa phóng đi từ Yemen nhằm vào Israel, trong rạng sáng 22/5.
Canada hiện đang xem xét các khoản đầu tư tiềm năng vào lá chắn phòng thủ tên lửa Vòm Vàng trị giá 175 tỷ đô la.
Giới chức ngoại giao châu Âu đã lên tiếng chỉ trích vụ Israel nổ súng vào các nhà ngoại giao đến thăm thành phố Jenin ở Bờ Tây, đồng thời yêu cầu Israel điều tra vụ việc.
0