Hủy dự án treo gần 20 năm ở huyện Đan Phượng
Bà Nguyễn Thị Thanh (xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng) có hàng nghìn m2 đất nông nghiệp nhưng suốt gần 20 năm qua, gia đình bà không dám đầu tư để phát triển sản xuất quy mô lớn. Nguyên nhân là diện tích đất này nằm trong quy hoạch xây dựng Khu đô thị Hồng Thái được UBND tỉnh Hà Tây trước đây phê duyệt từ năm 2007. Quy hoạch là vậy, nhưng chủ đầu tư không triển khai dự án, chưa làm các thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng. Dự án treo khiến cho cuộc sống, hoạt động sản xuất của người dân bị ảnh hưởng.
Khi biết thông tin UBND thành phố hủy dự án, nhiều người rất phấn khởi. "Dự án treo từ năm 2007 đến nay là 18 năm, khiến người dân rất bức xúc. Khi Dự án Khu đô thị Hồng Thái dừng triển khai, tôi và người dân ở đây rất đồng ý", bà Thanh cho hay.
Theo quy hoạch, Dự án Khu đô thị Hồng Thái có diện tích gần 170 ha, nằm trên địa bàn 3 xã Đan Phượng, Hạ Mỗ và Thượng Mỗ, do Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Sông Đà, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Sông Đà 9.06 và Công ty cổ phần Bất động sản Vinalines làm chủ đầu tư. Gần 20 năm, các đơn vị này không triển khai thực hiện đã dẫn đến rất nhiều hệ lụy, ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn.
Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, cho biết: "Việc hủy dự án treo sẽ giúp địa phương chủ động trong việc quản lý, sử dụng đất đai. Tới đây, nếu quy hoạch làm khu đô thị, cần lựa chọn chủ đầu tư đủ năng lực để thực hiện đúng thời hạn theo quy định".
Hiện tại, khu đất này được UBND thành phố giao cho huyện Đan Phượng nghiên cứu, đề xuất phương án quản lý, khai thác theo đúng quy hoạch. Cùng với Khu đô thị Hồng Thái tại huyện Đan Phượng, thời gian gần đây, thành phố cũng đã hủy hoặc dừng thực hiện hàng loạt dự án treo kéo dài tại các quận, huyện như Đống Đa, Cầu Giấy, Hoài Đức, Hà Đông, Quốc Oai...


Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.
Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.
Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.
Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.
Huyện Mỹ Đức đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa vào ngày 3/4, với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m2.
0