Huy động tài chính giảm ô nhiễm nhựa

Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) vừa thông qua Chương trình Đối tác hành động quốc gia về nhựa Việt Nam; phối hợp Ngân hàng Thế giới (World Bank) tổ chức Hội thảo “Huy động tài chính cho giải pháp ô nhiễm nhựa tại Việt Nam: từ lý thuyết đến thực thi”.

Tại hội thảo, các chuyên gia nhấn mạnh, việc chấm dứt ô nhiễm nhựa đòi hỏi huy động nguồn tài chính lớn. Nhu cầu đầu tư toàn cầu để quản lý chất thải nhựa được dự báo sẽ đạt khoảng 2,1 nghìn tỷ đô la Mỹ trong giai đoạn từ 2020 đến 2040. Việc đầu tư cho các hoạt động triển khai các chính sách giảm ô nhiễm nhựa được dự kiến là rất lớn.

Ông Lê Ngọc Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết: “Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa đòi hỏi nhu cầu tài chính khá lớn. Tại phiên đàm phán lần thứ 5 vừa qua tại Busan, vấn đề tài chính là một trong những vấn đề rất nóng, đó là lý do tại sao thế giới chưa đạt được thoả thuận giải quyết ô nhiễm nhựa toàn cầu. Bởi vì trách nhiệm huy động tài chính phải đi kèm với trách nhiệm giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa.

Với Việt Nam, trong thời gian vừa qua, chúng ta cũng đã có rất nhiều các hình thức huy động sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm đóng góp hành chính và tham gia các dự án để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa. Trong bối cảnh ngày nay, chúng ta cần phải có cái nhìn mới về cách thức huy động tài chính, không chỉ đầu tư ngân sách mà còn là sự tham gia của xã hội, trách nhiệm của các nhà sản xuất, sự đóng góp của các đối tác quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, để đa dạng cách thức huy động tài chính, phát huy được tối đa trong quá trình xử lý rác thải”.

Hội thảo diễn ra tại một thời điểm đặc biệt, ngay sau khi Phiên đàm phán của Uỷ ban Liên chính phủ lần thứ năm  vừa kết thúc. Mặc dù Phiên đàm phán đạt được một số bước tiến đáng kể để hướng tới một thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, tuy nhiên vẫn còn những thách thức lớn, đặc biệt là trong việc xây dựng các cơ chế tài chính công bằng và huy động nguồn lực hiệu quả để giải quyết ô nhiễm nhựa tại Việt Nam.

Tiến sĩ Muthukumara Mani, Chuyên gia trưởng Kinh tế Môi trường của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho biết: “Các cơ chế tài chính sáng tạo đóng vai trò quan trọng để vượt qua thách thức về ô nhiễm nhựa. Huy động nguồn lực và tận dụng các công cụ như trái phiếu dựa trên kết quả, tín chỉ nhựa, và quan hệ hợp tác công tư có thể mở khóa nguồn vốn cần thiết để chuyển đổi hệ thống quản lý chất thải”.

Tại hội thảo, các chuyên gia tập trung thảo luận các nội dung về đổi mới chính sách, cơ hội đầu tư xanh và xây dựng cơ chế tài chính bền vững, hướng tới mục tiêu chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn nhựa tại Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự án đường Vành đai 3,5 đoạn qua huyện Hoài Đức đang được nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, nỗ lực đưa dự án về đích sau nhiều năm chậm trễ.

Các bị cáo trong vụ tai nạn giao thông làm 4 mẹ con đi xe máy tử vong tại chỗ đã được xét xử vào hôm nay, 22/5.

Kho bạc nhà nước Khu vực I đã vinh dự được đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ với những thành tích nổi bật trong giai đoạn 2020-2024.

Công nghệ sản xuất thô sơ và hành trình đưa thực phẩm chức năng giả đến tay người tiêu dùng đã bị hé lộ qua nhiều vụ án được Công an Hà Nội triệt phá, liên tiếp trong một tháng qua.

Công an Hà Nội đã phát hiện 11.000 hộp thực phẩm chức năng do Công ty Thảo dược Mộc Can sản xuất được "thổi phồng" công dụng, gây hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe.

Chiếc xe tải đang di chuyển trên đường Đỗ Mười (TP. HCM) đã va chạm với xe máy khiến hai người tử vong, sau đó tiếp tục lao tới tông hai ô tô và xe máy khác rồi mới dừng lại.