Huy động nhà khoa học Việt Nam đóng góp cho đất nước

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với hơn 600.000 trí thức là một nguồn lực vô cùng to lớn cho sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ của nước nhà. Tập hợp trí thức trong và ngoài nước là tinh thần Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức buổi gặp mặt 100 người Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu từ 42 quốc gia, vùng lãnh thổ. Có người thuộc thế hệ Việt kiều thứ 2, thứ 3, chỉ biết tới Việt Nam qua lời kể của cha mẹ, ông bà.

Trong số 6 triệu người Việt Nam đang ở nước ngoài thì có hơn 10% là những trí thức, chuyên gia, những người có trình độ cao, được đào tạo bài bản tại các nước tiên tiến. Đây sẽ nguồn lực vô cùng quý báu.

Bà Doãn Quỳnh Linh - Chủ tịch Hiệp hội người Việt Nam tại Hồng Kông, Trung Quốc, chia sẻ: "Kiều bào mong muốn đất nước Việt Nam phát triển. Chúng tôi mong muốn được nghe những chương trình, chính sách mới không những đối với kiều bào mà còn đối với đất nước Việt Nam. Ví dụ như kỷ nguyên vươn mình của đất nước có những chính sách nổi bật gì, kiều bào chúng tôi giúp đỡ được gì, đóng góp được phần nhỏ bé gì vào công cuộc phát triển của đất nước".

Ông Phạm Thanh Hoàng - Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến thương mại và Đầu tư tại Kyushu, Nhật Bản, nhận xét: “Tôi thấy chương trình có hoạt động xúc tiến đầu tư, như thế sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Cùng với đó là doanh nghiệp ở Nhật Bản có thể về đầu tư với các địa phương ở đây, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội”.

Đất nước luôn mở rộng vòng tay chào đón những người con đã đi xa muốn chung sức chung lòng xây dựng một nước Việt Nam phồn thịnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.

Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.

Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.

Cả Ấn Độ và Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ sau khi thoả thuận có hiệu lực chỉ vài giờ. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng ủng hộ lệnh ngừng bắn và kêu gọi hai bên nghiêm túc thực hiện.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào hôm 10/5, đánh giá rằng hai bên đã đạt một “sự tái khởi động toàn diện” trong bầu không khí “thân thiện và mang tính xây dựng”.