Hương vị rượu nếp Tết Đoan Ngọ

Trong ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), trên mâm lễ cúng gia tiên của nhiều gia đình không thể thiếu món rượu nếp thơm nồng truyền thống.

Từ 4h sáng, bếp nhà bà Công Thị Hoa, làng nghề xôi Phú Thượng, Hà Nội, đã đỏ lửa. Dịp Tết Đoan Ngọ năm nay, gia đình bà nhận làm hơn một tạ rượu nếp cái hoa vàng và nếp cẩm.

Hơn 40 năm gắn bó với nghề, bà Hoa cho biết, để rượu nếp thơm ngon, một trong những công đoạn quan trọng là vào men. Gạo nếp dùng làm rượu là nếp cái hoa vàng, loại gạo có độ dẻo, vẫn nguyên vỏ lụa và lớp cám, quánh, hạt mẩy, tròn, để khi lên xôi đảm bảo căng, bóng, đạt chuẩn cả về hình thức lẫn mùi, vị.

Quá trình làm rượu nếp bắt đầu bằng việc nấu gạo nếp chín thành xôi.

Quá trình làm cơm rượu bắt đầu bằng việc nấu gạo nếp chín thành xôi, để nguội và ủ với men. Với những người ở làng nghề xôi Phú Thượng, mỗi công đoạn làm rượu nếp đều quan trọng và người làm nghề phải đặt trọn vẹn tâm huyết vào đó.

Vào dịp Tết Đoan Ngọ, hơn 400 hộ ở làng Phú Thượng tập trung làm rượu nếp để phục vụ nhu cầu của khách gần xa.

Xôi sau khi để nguội đến nhiệt độ vừa đủ sẽ được ủ với men.

Gạo ngon, men được rắc đều tay, ủ đủ ngày nên rượu nếp Phú Thượng được nhiều người lựa chọn làm món quà biếu, dâng cúng tổ tiên và thưởng thức trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Rượu nếp là món ăn hội tụ đầy đủ các vị cay, nóng, ngọt, chua, đắng, dân gian tin là giết được sâu bọ, giun, ký sinh trùng trong cơ thể.

Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm.

Đây là một ngày tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Quốc... "Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều. Ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất.

Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã là "tết giết sâu bọ".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mặc dù còn tồn tại những vấn đề như không gian hạn chế hay an toàn vệ sinh thực phẩm, ẩm thực đường phố vẫn giữ được sức hút mạnh mẽ, tạo nên dấu ấn độc đáo của Thủ đô.

Nếu như người Sài Gòn có thú vui bình dân là uống cafe bệt, thì người Hà Nội có trà đá vỉa hè. Không cầu kỳ trong cách pha chế, không kén chọn khách uống, trà đá vỉa hè thân thiện, bình dị mà giản đơn.

Ăn phở xào phố Hàng Buồm là cách để nhiều người tận hưởng tiết trời lạnh của Thủ đô thêm phần trọn vẹn hơn.

Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày, ngày 29, 30/11 và 01/12, tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng.

Thời tiết se lạnh dần chuyển mùa, không có gì tuyệt vời hơn khi được dạo quanh phố cổ Hà Nội, thưởng thức ẩm thực trong các con ngõ nhỏ với những quán hàng là địa chỉ quen thuộc của người sành ăn.

Nhắc đến phố cổ Hà Nội là nhắc đến những con ngõ dài, chỉ rộng khoảng 1m, sâu hun hút. Thế nhưng, những con ngõ này lại có sức hấp dẫn “khó thể chối từ” đối với mỗi người dân Thủ đô, bởi nằm sâu trong đó đều là thiên đường ẩm thực, nơi có rất nhiều món ăn mang đậm hương vị truyền thống.