Hướng tới xây dựng Hà Nội là thành phố học tập toàn cầu | Hà Nội tin mỗi chiều

Một thành phố học tập toàn cầu sẽ trông như thế nào? Có thể, đó là nơi mọi người, từ trẻ em đến người lớn tuổi, đều có cơ hội tiếp cận tri thức; là nơi ngoại ngữ trở thành cây cầu kết nối chúng ta với thế giới.

Có thể, đó chính là hình ảnh của Hà Nội trong tương lai gần – một thành phố hội nhập, hiện đại, đầy cảm hứng học tập.

Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội đã chính thức kích hoạt "Tháng tự học ngoại ngữ" năm 2025. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội Trần Thế Cương cho biết: "Phong trào "Tháng tự học ngoại ngữ" là một trong những nội dung thiết thực của ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội, nhằm tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học".

Trước đó, ngày 9/1, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức phát động phong trào "Tháng tự học ngoại ngữ" đến tất cả học sinh, giáo viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Sau hơn một tháng phát động, tính đến nay, trên nền tảng học trực tuyến FSEL đã có gần 615.000 người đăng ký tham gia, bao gồm hơn 593.000 học sinh và gần 22.000 giáo viên.

"Những con số này thể hiện sự lan tỏa mạnh mẽ của phong trào, là minh chứng cho tinh thần học tập chủ động của học sinh và giáo viên Thủ đô” - người đứng đầu ngành giáo dục Thủ đô nhận định.

Phong trào "Tháng tự học ngoại ngữ" không chỉ mang tính khuyến khích mà còn giúp người dân ý thức được vai trò của việc học ngoại ngữ, trong bối cảnh Hà Nội hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới.

Có thể hình dung rằng, khi một vị khách du lịch ở bất kỳ quốc gia nào tới Việt Nam cũng đều thấy người dân sử dụng ngoại ngữ thật tuyệt, từ người đạp xích lô, tới một cô bán bánh mì hay trong các cửa hàng sang trọng... Khi người dân Thủ đô thành thạo ngoại ngữ, họ sẽ có cơ hội tiếp cận những tiến bộ công nghệ, những ý tưởng sáng tạo và học hỏi từ các quốc gia khác.

Không khó để chúng ta tìm thấy các lớp học tiếng anh “bụi” trên bờ hồ Hoàn Kiếm. Các bạn sinh viên đã mạnh dạn trò chuyện, học hỏi khả năng nghe - nói - đọc - viết tiếng Anh cùng khách du lịch quốc tế. Qua những cuộc trò chuyện trên phố như vậy, các bạn sinh viên còn góp phần quảng bá các di tích, danh thắng của Thủ đô tới bạn bè quốc tế, lan tỏa hình ảnh con người Việt Nam thân thiện, mến khách.

Tại nhiều sự kiện quốc tế quan trọng như Hội nghị ASEAN, Seagames, hay các buổi đón tiếp nguyên thủ các nước sang thăm Việt Nam, nhiều clip được cộng đồng mạng chia sẻ về khả năng giao tiếp ngoại ngữ của người dân đã tạo ấn tượng mạnh mẽ tới bạn bè quốc tế về một Hà Nội chuyên nghiệp, hiện đại và hiếu khách. Đó chính là dấu ấn kết nối năm châu của tinh thần tự học, nhất là học ngoại ngữ.

Một người dân Hà Nội biết ngoại ngữ không chỉ trở thành công dân toàn cầu mà còn là nhân tố giúp thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng. Thế nhưng, để Hà Nội trở thành thành phố học tập toàn cầu, mỗi người dân cần ý thức rõ trách nhiệm của mình.

Trong đó, tự học là nền tảng quan trọng. Dù là học sinh, sinh viên hay người lao động, chúng ta đều có thể dành thời gian cho việc học ngoại ngữ. Đó có thể chỉ là 15 phút mỗi ngày trên một ứng dụng học tiếng Anh, hay các buổi đi chơi ở hồ Gươm.

Bên cạnh đó, lan toả tinh thần tự học cũng là việc nên làm. Mỗi phụ huynh, mỗi thầy cô chính là tấm gương rõ nhất để con trẻ soi vào. Từ đó, truyền cảm hứng về hành trình tự học, nhất là học ngoại ngữ trở nên sâu rộng hơn trong xã hội.

Lấy ví dụ tại lớp học tiếng Anh miễn phí với chủ đề “Chắp cánh ước mơ”, do Đoàn TNCS quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân từng tổ chức. Lớp học đặc biệt đó đã thu hút gần 200 em thiếu nhi trên địa bàn quận. Mỗi buổi học, các “gia sư đặc biệt” chính là các anh, chị sinh viên đã khéo léo lồng ghép kiến thức vào nhiều trò chơi hấp dẫn, tạo hứng thú cho các em nhỏ. Chính môi trường linh hoạt về ngoại ngữ đã giúp cho các em có khả năng phản xạ tốt hơn, trau dồi kỹ năng sống. Những mô hình này chính là cách hiệu quả để chúng ta biến mục tiêu “xây dựng thành phố học tập” thành hiện thực.

Nhìn ra các thành phố học tập toàn cầu trên thế giới, chẳng hạn như thành phố Toronto, Canada, chính quyền nơi đây đã xây dựng các “Cộng đồng học tập đa ngôn ngữ” ngay tại các thư viện và trung tâm cộng đồng. Không chỉ dạy ngoại ngữ, họ còn kết hợp các kỹ năng thực tế như viết CV, quản lý tài chính cá nhân, hay chuẩn bị cho các kỳ thi quốc tế. Mô hình này cho thấy việc học ngoại ngữ sẽ hiệu quả hơn khi được lồng ghép vào nhu cầu thực tế của cuộc sống.

Hà Nội hoàn toàn có thể phát triển thực chất các trung tâm học tập cộng đồng tại các địa phương. Ở đó, người dân không chỉ học ngoại ngữ mà còn thực hành các kỹ năng cần thiết để ứng dụng vào công việc và cuộc sống. Tất nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa và phát triển công nghệ mạnh mẽ như hiện nay, thành phố cũng cần nghiên cứu đẩy mạnh các ứng dụng học tập ngoại ngữ, giúp người dân dễ dàng tiếp cận tri thức mọi lúc, mọi nơi. “Học đi đôi với hành” như thế chắc chắn sẽ khiến bầu không khí thi đua học tập sôi nổi!

Để Hà Nội thực sự trở thành thành phố học tập toàn cầu, phong trào “Tháng tự học ngoại ngữ” chỉ là bước khởi đầu. Điều quan trọng hơn cả là chúng ta – mỗi người dân – cần hành động.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

HANOITV News | 04/04/2025

Chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạo ra một cú sốc lớn đối với thương mại toàn cầu. Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", ông Trump áp đặt hàng loạt mức thuế cao lên hàng hóa nhập khẩu, nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất nội địa, bù đắp khoản thâm hụt nợ công của Mỹ. Sâu xa hơn, Mỹ muốn dùng công cụ thuế để gây sức ép, buộc các đối tác thương mại phải đàm phán lại theo hướng có lợi hơn cho Mỹ.

Chiến thuật cứu hộ của Công an Việt Nam được đánh giá cao; Công tác cứu nạn ở Myanmar bước sang giai đoạn mới; Bắt tạm giam Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Ngoài phở, những món sợi nước như bún, miến vẫn luôn được nhiều người Hà Nội tìm đến cho bữa sáng hàng ngày. Với vị ngọt thanh, chua dịu nhẹ đặc trưng của dấm bỗng, bún riêu chính là một lựa chọn phù hợp để bắt đầu một ngày mới.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài viếng đồng chí Khamtay Siphandone; Bộ Quốc phòng thưởng từ 16 lần lương cơ sở khi cá nhân lập thành tích đột xuất đặc biệt xuất sắc; Bộ Y tế thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga; Tòa án Hàn Quốc phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình Thời sự 19h00 hôm nay.

Lãnh đạo cấp cao Đảng Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone; Người Việt Nam tại Mandalay chung tay cứu trợ người dân Myanmar; Doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với mức thuế cao của Mỹ; Tổng thống Mỹ công bố điều kiện giảm thuế đối ứng;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.