Hướng tới nền kinh tế xanh và trung hòa carbon
Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có tham vọng lớn nhất tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP26 với chiến lược phát thải ròng bằng 0 vào năm 2030. Tuy nhiên, áp lực ngày càng tăng từ các quy định nghiêm ngặt về môi trường của các nước phát triển đang thúc giục Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam phải tham gia nhanh và mạnh mẽ hơn vào chuyển dịch năng lượng, hướng tới xanh hóa nền kinh tế.
Đây là những thông tin được đưa ra tại Hội thảo công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2024 với chủ đề “Chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh” vừa diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) trực thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) Việt Nam tổ chức.

Theo báo cáo của các chuyên gia, chuyển dịch năng lượng xanh là yếu tố quan trọng nhất để nền kinh tế tăng trưởng xanh. Với bức tranh năng lượng của Việt Nam hiện nay, việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi là điều bắt buộc.
Cũng theo các chuyên gia, để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2030, Việt Nam cần có thêm các chính sách và gói tín dụng cho doanh nghiệp để đầu tư sản xuất bền vững, trung hòa carbon.
Việc chuyển đổi nền kinh tế xanh đặt ra ba thách thức. Lớn nhất chính là thời gian. Thách thức thứ hai là vấn đề công nghệ. Cuối cùng là cần có nguồn nhân lực chất lượng cao.

Xu thế khu công nghiệp xanh hoặc khu công nghiệp sinh thái đang trên đà phát triển để hướng tới nền kinh tế xanh. Trong số 290 khu công nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, chỉ có khoảng 1-2% số khu công nghiệp đang thực hiện các bước trở thành khu công nghiệp sinh thái xanh.
Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 35 năm 2022 quy định việc quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi, các đơn vị gặp không ít khó khăn.
Chính phủ cần sớm công bố danh mục phân loại xanh để các doanh nghiệp có điều kiện dễ dàng tiếp cận các nguồn tín dụng xanh trong và ngoài nước.


Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.
Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.
Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.
Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
0