Hungary ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO

Chính phủ Hungary ủng hộ việc Thụy Điển gia nhập NATO và sẽ sớm lên lịch bỏ phiếu phê chuẩn tại quốc hội, Thủ tướng Victor Orban tuyên bố ngày 24/1. Động thái này sẽ cho phép Stockholm trở thành thành viên của khối quân sự do Mỹ đứng đầu sau gần hai năm trì hoãn.
Một binh sỹ Thụy Điển trong cuộc tập trận gần Visby trên đảo Gotland, Thụy Điển vào ngày 17 tháng 5 năm 2022

Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 5 năm 2022 sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, nhưng vấp phải sự phản đối từ Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary do một số mâu thuẫn với hai quốc gia này. Theo quy định, để chính thức trở thành thành viên của NATO, một quốc gia cần được toàn bộ các quốc gia thành viên liên minh phê chuẩn.

“Tôi vừa kết thúc cuộc điện đàm với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg,” ông Orban viết trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter). “Tôi tái khẳng định rằng chính phủ Hungary ủng hộ việc Thụy Điển trở thành thành viên NATO. Tôi cũng nhấn mạnh rằng chúng tôi sẽ tiếp tục thúc giục Quốc hội Hungary bỏ phiếu ủng hộ việc Thụy Điển gia nhập và hoàn tất việc phê chuẩn trong thời gian sớm nhất có thể”.

Hungary từng chỉ trích Thụy Điển vì “có thái độ thù địch công khai” khi nhiều lần chỉ trích về các vấn đề pháp quyền của Budapest. Mâu thuẫn hai nước ngày càng gia tăng hồi cuối năm 2023, sau khi xuất hiện video được phát ở các trường học Thụy Điển từ năm 2019, trong đó nói rằng nền dân chủ ở Hungary bị suy thoái.

Trước đó, ngày 23/1, quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ phiếu phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Thụy Điển và gửi dự luật phê chuẩn tới Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.

Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ bỏ phiếu phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Thụy Điển, ngày 23 tháng 1 năm 2024

Ankara từng có những bất đồng với Stockholm về các vấn đề nhân quyền, khủng bố và buôn bán vũ khí, điều này đã cản trở kế hoạch của NATO để Thụy Điển và Phần Lan cùng gia nhập khối.

Cả hai quốc gia Scandinavi đều từ bỏ chính sách không liên kết kéo dài hàng thập kỷ sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vì cho rằng đây là mối đe dọa đối với an ninh của họ. Phần Lan đã chính thức gia nhập NATO vào tháng 4 năm 2023, khiến chiều dài đường biên giới của NATO với Nga tăng gấp đôi.

Nga đã nhiều lần khẳng định rằng việc NATO mở rộng về phía đông, bắt đầu từ năm 1999, là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và là một trong những nguyên nhân sâu xa của cuộc xung đột Ukraine.

Thủ tướng Hungary Orban đã nhiều lần kêu gọi hòa bình ở Ukraine và cho biết ông sẽ ngăn chặn mọi nỗ lực của Kiev muốn gia nhập NATO hoặc EU, vì điều đó sẽ “đưa chiến tranh” vào cả hai tổ chức./.

(Theo RT)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Người dân cả nước hướng về ngày Giỗ Tổ; Phim “Địa đạo” thu hơn 30 tỷ đồng ngày đầu công chiếu; Kế hoạch quốc phòng mới của EU đối diện nhiều thách thức;... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Một tuần sau trận động đất 7,7 độ richter hôm 28/3, nhiều thành phố của Myanmar vẫn trong khung cảnh đổ nát, tang thương. Hậu quả của cơn đại địa chấn đang khiến đất nước này lâm vào khủng hoảng nhân đạo chưa từng có trong lịch sử.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo, các đơn vị tác chiến của nước này đã gây thêm tổn thất về nhân lực và trang thiết bị cho quân đội Ukraine tại các mặt trận như Kursk, Belgorod, Donetsk.

Nga cáo buộc trong ngày 5/4 Ukraine đã tiến hành 6 cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này, trong khi Ukraine cho biết giao tranh vẫn đang diễn ra ở khu vực Kursk.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.