Hungary phê chuẩn yêu cầu gia nhập NATO của Thuỵ Điển

Với 188 phiếu thuận và 6 phiếu chống, cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Hungary đã xóa bỏ rào cản cuối cùng đối với nỗ lực trở thành thành viên NATO của Thụy Điển.
“Hôm nay là một ngày lịch sử,” Thủ tướng Thụy Điển Kristersson viết trên mạng xã hội X ngay sau cuộc bỏ phiếu. “Thụy Điển sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của mình đối với an ninh Châu Âu-Đại Tây Dương.”
Thụy Điển sẽ chính thức gia nhập liên minh sau khi nộp văn kiện gia nhập với chính phủ Mỹ, cơ quan lưu giữ Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg xác nhận Thụy Điển sẽ trở thành thành viên của khối khi tất cả các đồng minh đã chấp thuận nỗ lực gia nhập của nước này.
Ông nói: “Tư cách thành viên của Thụy Điển sẽ khiến tất cả chúng ta mạnh mẽ hơn và an toàn hơn”.
Với việc Thuỵ Điển gia nhập NATO, liên minh quân sự này sẽ có 32 thành viên.
Thụy Điển và Phần Lan cùng nộp đơn xin gia nhập NATO vào năm 2022, sau khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine. Trong khi hầu hết các thành viên của khối nhanh chóng phê chuẩn cả hai đơn đăng ký, Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn từ chối. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan yêu cầu các quốc gia Bắc Âu trước tiên phải dẫn độ những phần tử khủng bố người Kurd và Gulenist, còn Thủ tướng Viktor Orban cáo buộc Stockholm và Helsinki “truyền bá những lời dối trá trắng trợn về Hungary.”
Hungary đã chấp thuận đơn đăng ký của Phần Lan vào năm ngoái, nhưng đảng Fidesz của Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã từ chối tổ chức bỏ phiếu về đề xuất của Thụy Điển cho đến khi Thủ tướng nước này Ulf Kristersson đến thăm Budapest để thảo luận với người đồng cấp Hungary về hợp tác quốc phòng và an ninh hôm 23/2.
Trong cuộc đàm phán, ông Kristersson đã đồng ý rằng Thụy Điển sẽ bán cho Hungary 4 máy bay chiến đấu Saab Gripen do Thuỵ Điển sản xuất để bổ sung vào phi đội 14 chiếc của quân đội Hungary. Ông Orban nói với các phóng viên rằng thương vụ này giúp “xây dựng lại niềm tin” giữa hai nước.
Với việc nộp đơn xin gia nhập NATO, Thụy Điển đã từ bỏ chính sách trung lập kéo dài hai thế kỷ. Nga đã nhiều lần lên án việc NATO mở rộng về phía đông thời hậu Chiến tranh Lạnh, với việc Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hồi tháng trước cáo buộc Mỹ “lôi kéo các nước trung lập” vào khối nhằm mục đích đối đầu với Nga.
Sau khi Phần Lan gia nhập liên minh vào năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố thành lập một quân khu mới giáp với quốc gia Bắc Âu này. “Không có rắc rối nào” trước khi Phần Lan gia nhập khối, ông nói vào tháng 12 năm ngoái, và cho biết thêm rằng “bây giờ sẽ có”./.
(Theo CNN, RT)


Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận, Ankara sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine, sau đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc nối lại đối thoại tại Istanbul.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/5 tuyên bố, nước này sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Nga nhằm tìm giải pháp chấm dứt xung đột, song nhấn mạnh điều kiện tiên quyết là một lệnh ngừng bắn kéo dài ít nhất 30 ngày.
Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.
Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.
0