Hungary cân nhắc rút khỏi WHO
Bộ trưởng Gergely Gulyas, người phụ trách Văn phòng Thủ tướng Hungary, cho biết chính phủ nước này đang xem xét nghiêm túc khả năng rút khỏi WHO sau quyết định của Mỹ.
Ông nhấn mạnh rằng, khi “quốc gia quyền lực nhất thế giới” rời khỏi một tổ chức quốc tế, Hungary cần cân nhắc kỹ lưỡng về vai trò của mình. Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng chỉ trích WHO vì cho rằng tổ chức này chịu ảnh hưởng quá lớn từ Trung Quốc và xử lý không hiệu quả đại dịch COVID-19.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã bác bỏ các cáo buộc này, khẳng định WHO là tổ chức trung lập, hoạt động vì lợi ích của tất cả các quốc gia.


Các ngoại trưởng của Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp tại Luxembourg vào ngày 14/4 để thảo luận về các bảo đảm an ninh cho Ukraine và xem xét việc chuẩn bị cho gói trừng phạt thứ 17 của EU đối với Liên bang Nga.
Sau khi Mỹ tuyên bố tạm hoãn các biện pháp thuế mới trong vòng 90 ngày, nhiều nước tranh thủ thời gian này để thúc đẩy các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm giảm thiểu tác động lên xuất khẩu và chuỗi cung ứng.
Điện Kremlin tuyên bố sau cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff tại St. Petersburg rằng, các cuộc đàm phán với Washington đang diễn ra nhưng cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn để đạt được tiến triển thực chất.
Tổng thống đương nhiệm Daniel Noboa đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống vòng hai diễn ra ngày 13/4, qua đó tái đắc cử Tổng thống Ecuador nhiệm kỳ hai kéo dài bốn năm.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright cho biết, Mỹ và Saudi Arabia đang tiến gần đến việc ký kết một thỏa thuận sơ bộ giúp phát triển ngành công nghiệp hạt nhân dân sự của quốc gia vùng Vịnh.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 14/4 nhận định, chính sách thuế quan của Mỹ có khả năng sẽ phá vỡ trật tự kinh tế toàn cầu.
0