Hợp tác thương mại là điểm nổi bật trong quan hệ Việt - Trung
Công nghiệp hỗ trợ - ngành công nghiệp không thể thiếu đối với mọi quốc gia. Đẩy mạnh đầu tư, hợp tác trong lĩnh vực này đang được thủ đô Hà Nội chú trọng. Mới đây, tại lễ ký Thỏa thuận hợp tác, xúc tiến thương mại, đầu tư và tài chính cho các khu công nghiệp, công nghệ cao giữa Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội với Đoàn doanh nghiệp Thượng Hải (Trung Quốc), nhiều nội dung được cộng đồng doanh nghiệp hai bên đánh giá cao.
Trong hợp tác kinh tế, hoạt động thương mại biên giới Việt - Trung là lĩnh vực nổi bật. Không chỉ qua các hoạt động giao thương trên các cửa khẩu, hợp tác thương mại còn thể hiện qua nhiều sự kiện xúc tiến thương mại chung như: hội chợ, triển lãm, tạo cơ hội rất thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp hai nước quảng bá giới thiệu sản phẩm và kết nối tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

15 năm thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc đã tăng 9 lần. Từ mức 20 tỷ USD năm 2008 lên gần 180 tỷ USD năm 2022. Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tăng hơn 10 lần từ mức lũy kế 2 tỷ USD vào năm 2008 lên 25 tỷ USD hiện nay. Riêng năm 2023, Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ tư trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Triển vọng và tiềm năng trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn rất lớn. Do đó, các doanh nghiệp hai bên cần tận dụng và nắm bắt các cơ hội để thúc đẩy hợp tác kinh doanh ổn định và bền vững.


Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày họp cấp cao đầu tiên về các vấn đề kinh tế và thương mại tại Geneva, Thụy Sĩ và được Tổng thống Donald Trump đánh giá là đạt được bước tiến bộ lớn.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất phát hành hơn 1,4 tỷ cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 64,58%.
FPT Telecom (MCK: FOX) đã có văn bản thông báo về việc phát hành gần 246,3 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Nhìn lại bốn tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do giá xuất khẩu bình quân giảm 20%, chỉ còn 514 USD/tấn.
Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn biến động khi Mỹ tăng áp thuế nhập khẩu hàng hóa đối với nhiều quốc gia. Trước sức ép đó, người tiêu dùng Việt đang có xu hướng thắt chặt túi tiền, thận trọng hơn trong chi tiêu.
Việt Nam với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã sản xuất hơn 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.
0