Hợp pháp tiền số, tăng dòng vốn chảy vào nền kinh tế
Tổng giá trị tài sản mã hóa người Việt Nam nắm giữ năm 2024 là 105 tỷ USD nhưng chủ yếu giao dịch qua các sàn quốc tế. Đã đến lúc cần có cơ chế quản lý kênh đầu tư này chặt chẽ để bảo vệ nhà đầu tư, tránh thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước.
Việc Bộ Tài chính thí điểm xây dựng, đưa vào vận hành sàn giao dịch tiền ảo trong thời gian tới đây để các nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam có nơi để giao dịch, mua bán là phù hợp với điều kiện thực tiễn. Từ đó, quyền lợi nhà đầu tư được bảo vệ, giảm thiểu rủi ro khi xảy ra tranh chấp.
Hiện nay, Việt Nam chưa có luật, nghị định cụ thể để quản lý tài sản mã hóa và các sàn giao dịch. Trong khi đó, dòng vốn chảy vào thị trường tài sản mã hóa Việt Nam lên tới hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Việc thành lập sàn giao dịch tiền mã hoá bên cạnh tạo môi trường pháp lý chặt chẽ, minh bạch còn là một kênh huy động vốn hiệu quả, phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển nền kinh tế số và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Ông Nguyễn Minh Tuấn - Chuyên gia Tài chính cho biết: "Nếu ta không có giải pháp cho người dân đầu tư một cách dễ dàng thì những luồng tiền đó quay vào sản phẩm tài chính. Có thể nó không hỗ trợ luồng vốn cho doanh nghiệp. Chúng ta có thể lấy ví dụ: vàng, mục tiêu bao trùm của dự án này sẽ là điều tiết nguồn lực từ người có vốn là người dân đến các doanh nghiệp ở Việt Nam. Vì ta điều hướng đến mục tiêu tăng trưởng hai chữ số nên vốn, tài chính nguồn lực công dân sẽ luôn là một điều kiện tiên quyết".
Nếu pháp luật chuyên ngành về tài sản mã hóa xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ tạo cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. Khi áp dụng một cơ chế thuế hợp lý, Việt Nam có thể tạo nguồn thu ngân sách đáng kể từ thị trường này.
Theo ước tính của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, việc áp thuế 0,1% trên mỗi giao dịch tiền mã hóa có thể mang lại hơn 800 triệu USD mỗi năm mà không gây gián đoạn tới hoạt động của thị trường.


Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV đã có văn bản yêu cầu Novaland mua lại bắt buộc lô trái phiếu NVLH2124002, sau khi công ty này không thể thanh toán hơn 285 tỷ đồng nợ gốc và lãi đến hạn.
Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị 09 về tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động kiểm tra, giám sát xuất xứ hàng hóa trong tình hình mới.
Việt Nam được xem là hình mẫu thành công trong thu hút FDI, theo Báo cáo thường niên về đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam 2024.
Giá vàng trong nước xác lập mức giá kỷ lục mới vào phiên chiều ngày 16/4 với mức 115,5 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC.
Giá vàng trong phiên giao dịch ngày 16/4 trên thị trường châu Á tiếp tục đà tăng mạnh, chạm mức cao kỷ lục gần 3.275 USD một ounce.
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Văn bản số 2624 ngày 16/4/2025 yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp trên toàn quốc
0