Hơn 90% nạn nhân bạo lực gia đình không nhờ chính quyền can thiệp

(HanoiTV) - Theo thống kê, trong giai đoạn 2009 – 2021, trên cả nước xảy ra 324.641 vụ bạo lực gia đình. 90,4% nạn nhân trong số đó không tìm kiếm bất kỳ sự trợ giúp nào từ chính quyền.

Đó là số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được công bố tại Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) sửa đổi diễn ra từ 2-4/6.

Cuộc họp tham vấn dưới sự chủ trì của bà Trịnh Thị Thủy – Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và bà Naomi Kitahara – Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhằm lấy ý kiến về Luật sửa đổi sẽ được thảo luận tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra tại Hà Nội.

Nội dung chính của cuộc họp là xem xét các nội dung của dự thảo Luật sửa đổi và quan điểm của UNFPA về việc áp dụng phương pháp tiếp cận chú trọng nạn nhân của bạo lực gia đình trong quá trình soạn thảo.

Cụ thể, số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong giai đoạn 2009 – 2021 cho thấy, tổng số vụ bạo lực gia đình tại các địa phương trên cả nước là 324.641 vụ. Trong khi đó, Nghiên cứu quốc gia do UNFPA năm 2019 cho thấy, 62,9% phụ nữ ở Việt Nam từng trải qua ít nhất một hình thức bạo lực cuộc đời, bao gồm bạo lực về thể chất, kinh tế, tình cảm và tình dục cũng như các hành vi kiểm soát.

Ngoài ra, 90,4% nạn nhân bị bạo lực không tìm kiếm bất kỳ sự trợ giúp nào từ chính quyền, trong khi một nửa trong số họ chưa bao giờ nói với ai về vấn đề bạo lực. Như vậy, bạo lực gia đình đang tiềm ẩn trong xã hội và là vấn đề đáng báo động.

Bà Trịnh Thị Thủy – Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Hồng Thanh

Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho biết, đã đến lúc phải sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện tại. “Do Quốc hội dự kiến sẽ xây dựng Luật sửa đổi trong những ngày tới, nên phiên họp lấy ý kiến hôm nay nhằm thảo luận sâu hơn từ góc độ của chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố phía Nam. Chúng ta không được bỏ rơi bất kỳ ai trong công cuộc phát triển bền vững của Việt Nam, bao gồm cả nạn nhân bị bạo lực, phụ nữ và trẻ em có nguy cơ bị bạo lực” - bà Naomi Kitahara chia sẻ.

Cho đến nay đã có nhiều cuộc họp chuyên môn và hội thảo lấy ý kiến liên quan đến dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) với sự tham gia của các bộ chủ quản và các chuyên gia trong lĩnh vực này cũng như các tổ chức xã hội dân sự. Luật sửa đổi gồm 6 chương, 62 điều với 24 điều mới và 38 điều bổ sung. Hiện nay, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi đang được Quốc hội xem xét tại kỳ họp đang diễn ra và dự kiến sẽ được thông qua vào tháng 10/2022.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng cho biết, theo dự thảo về quy chuẩn khí thải, nếu một chiếc ô tô được kiểm tra, bảo dưỡng đầy đủ đều có thể đáp ứng mức khí thải theo lộ trình. Người đang sử dụng ô tô không cần phải quá lo lắng.

Từ ngày 16/5, các phương tiện giảm tốc độ còn 60km/h khi qua điểm thi công nút giao Vành đai 3,5 - Đại lộ Thăng Long.

Sở Xây dựng Hà Nội vẫn đang duy trì 5 tổ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) với nhiệm vụ chính là rà soát, tham mưu điều chỉnh tổ chức giao thông, nhằm giảm thiểu ùn tắc và tai nạn.

Trước tình trạng một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, Bộ Xây dựng đã có công điện khẩn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc, an toàn hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa.

Trước hàng loạt sự cố giao thông nghiêm trọng thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố và cơ quan liên quan rà soát toàn diện, xử lý dứt điểm các bất cập trong hệ thống hạ tầng giao thông.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sáng 12/5 đã dự Lễ khởi công xây dựng Dự án đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình) và Lễ khởi công xây dựng Khu công nghiệp Hưng Phú (tỉnh Thái Bình).