Hơn 58 nghìn doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh, giải thể
Đóng cửa, tạm dừng kinh doanh hay treo biển cho thuê... tình cảnh này đã không còn hiếm trên những con phố thời điểm này, nguyên nhân chủ yếu là do biến động thị trường.
TS. Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội cho biết: “Yếu tố đầu tiên là do thị trường. Thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn, ngày càng nhiều sản phẩm mới ra đời và sản phẩm cũ không còn nơi tồn tại, phát triển. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp tồn tại 5-10 năm trở lại đây đã rời bỏ thị trường và dừng hoạt động".
Tại Hà Nội, tháng 1/2025, có tổng cộng 5.682 doanh nghiệp thành lập mới, quay trở lại hoạt động, trong khi, số doanh nghiệp ngừng kinh doanh, hoàn tất thủ tục giải thể là 13.233.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố, ngoài khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, việc cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra doanh nghiệp theo địa chỉ đăng ký cũng khiến gia tăng số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động. Ngoài ra, việc giải thể doanh nghiệp này để thành lập doanh nghiệp khác cũng là quy luật phổ biến, khi nhiều doanh nghiệp quyết định đóng cửa các mô hình kinh doanh cũ, để mở ra những hình thức kinh doanh mới, hiệu quả hơn.
Ông Lê Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho hay: “Các doanh nghiệp kinh doanh buôn bán dựa trên các cửa hàng ở mặt đường thì trong thời gian vừa qua, việc đẩy mạnh kinh doanh online rõ ràng gia tăng. Cho nên họ có thể giải thể các doanh nghiệp có phương thức kinh doanh cũ để tái cấu trúc, trở thành doanh nghiệp mới có áp dụng phương pháp chuyển đổi số và nó sẽ hiệu quả hơn”.
Theo Tổng cục Thống kê, tháng 1/2025, cả nước ghi nhận 33,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, trong khi đó, có tới 58,3 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, hoàn tất thủ tục giải thể. Điều này một mặt phản ánh quy luật đóng - mở doanh nghiệp; một mặt cho thấy sức khỏe của doanh nghiệp cần được hỗ trợ.
Một khảo sát được Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thực hiện vào Quý IV năm 2024 cho thấy, bốn khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp vẫn là về đơn hàng (56,1%); về dòng tiền (37,7%); thông tin thị trường (31,7%); tiếp cận vốn vay (30,8%). Nhiều trong số họ vẫn chờ đợi những chính sách mới để vực dậy và phục hồi.


Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đang được thảo luận tại Quốc hội theo hướng tăng tính tự chủ cho doanh nghiệp Nhà nước, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính. Việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, minh bạch và số hóa toàn diện, được kỳ vọng sẽ tạo lực đẩy cho sản xuất kinh doanh phục hồi mạnh mẽ.
Nghị quyết 68 đã thể hiện bước tiến đột phá về tư duy phát triển, là "cuộc cách mạng về tư duy và thể chế" và "bước ngoặt lịch sử" trong việc thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá, khẳng định vai trò doanh nghiệp tư nhân trong thời kỳ mới.
Cổ phiếu VPL của Công ty cổ phần Vinpearl chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) với mức giá tham chiếu 71.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ gần 18.000 tỷ đồng, sáng 13/5.
Giá dầu đã tăng khoảng 1,5% và chốt phiên ở mức cao nhất hai tuần, sau khi thỏa thuận thuế quan tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên hy vọng về việc chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thị trường chứng khoán ngày 13/5 phản ánh tích cực sau thông tin hạ nhiệt thuế quan. Đà tăng được kéo dài xuyên suốt phiên. Kết phiên, VN-Index tăng hơn 10 điểm, HNX-Index cũng tăng gần hai điểm.
Sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt căng thẳng thương mại, các nhà giao dịch đã giảm bớt dự đoán về số lần Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống còn hai lần.
0