Hơn 122.000 thí sinh bỏ nhập học đại học dù trúng tuyển | Hà Nội tin mỗi chiều

Hơn 122.000 trong khoảng 673.600 thí sinh đỗ đại học nhưng không xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết năm nay cả nước có 733.600 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học. Số trúng tuyển đợt một là gần 673.600.

Tính đến 17 giờ ngày 27/8 - thời điểm kết thúc xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung có hơn 551 nghìn thí sinh xác nhận nhập học, đạt tỷ lệ 81,87%.

Hơn 122.000 thí sinh đỗ nhưng không xác nhận nhập học. Theo quy định, nếu không có lý do chính đáng, những em này bị hủy kết quả. Muốn vào đại học, các em phải tham gia xét tuyển bổ sung hoặc đăng ký xét lại vào các năm sau.

Năm 2024 có khoảng 20 phương thức xét tuyển đại học. Với hơn 122.000 thí sinh không xác nhận nhập học, dự kiến số trường và số chỉ tiêu tuyển bổ sung tiếp tục tăng. Bộ cho phép các trường tuyển bổ sung đến tháng 12.

Hơn 122.000 thí sinh đỗ đại học nhưng không xác nhận nhập học. Ảnh: Đời sống pháp luật.

Nhìn từ số liệu tuyển sinh ba năm gần đây, số lượng thí sinh dù có trong danh sách trúng tuyển đợt 1 nhưng không xác nhận nhập học mỗi năm khoảng trên 100 nghìn em.

Các chuyên gia và lãnh đạo các trường đại học đều cho rằng đây không phải là hiện tượng lạ trong các mùa tuyển sinh. Có nhiều lý do khiến thí sinh trúng tuyển đại học nhưng không nhập học.

Nguyên nhân thứ nhất, những thí sinh có điểm cao nhưng bỏ học đại học trong nước vì đã nộp hồ sơ đi học nước ngoài. Nguyên nhân thứ hai do kinh tế gia đình thí sinh khó khăn, trong khi các trường đại học thực hiện tự chủ.

Một bộ phận thí sinh không đăng ký để xét tuyển bổ sung vào trường đại học địa phương gần nhà hoặc trường có học phí thấp hơn. Bên cạnh đó nhiều thí sinh lựa chọn học nghề để sớm có cơ hội việc làm. Phần còn lại là thí sinh trúng tuyển vào những ngành không ưa thích hoặc triển vọng nghề nghiệp thấp.

Nêu thực tế, ông Đỗ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm truyền thông và Tuyển sinh, Trường Đại học Mở Hà Nội cho biết: "Nhà trường khi tìm hiểu cụ thể thì được biết nhiều em và gia đình thay đổi mục tiêu và lựa chọn cá nhân. Tức là sau khi trúng tuyển thì nhiều thí sinh nhận ra rằng là ngành học đã chọn không còn phù hợp với sở thích hoặc là định hướng nghề nghiệp. Vì vậy, phụ huynh cũng như là thí sinh có thể quyết định không nhập học và tìm kiếm cơ hội khác như là đi du học, học nghề hoặc là tham gia các khóa học ngắn hạn. Nhiều năm gần đây tại nhà trường có khoảng 200 - 300 em không xác nhận nhập học dù trúng tuyển".

Có nhiều lý do khiến thí sinh trúng tuyển đại học nhưng không nhập học. Ảnh: Báo Đại đoàn kết.

Một thực tế khác cũng khá phổ biến đó là có nhiều thí sinh đã trúng tuyển đại học đợt 1, đã thực hiện xác nhận nhập học trực tuyến trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng không nhập học tại trường.

Phó Giáo sư Vũ Duy Hải, Trưởng Ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội thông tin: "Con số nhập học vào Đại học Bách khoa Hà Nội thông thường mọi năm chỉ đạt khoảng 98%, số 2% còn lại phần lớn tập trung vào số thí sinh trúng tuyển tài năng, các học sinh này phần lớn sẽ lựa chọn đi du học, dự kiến nhóm này mỗi năm có khoảng 500 đến 600 em".

PGS.TS Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa nhìn nhận, trong số những thí sinh không xác nhận nhập học, có nhiều em trúng tuyển ngành học chưa yêu thích nên muốn tìm cơ hội được học ngành yêu thích trong lần xét tuyển bổ sung.

Các trường đại học đối diện với hai lần thí sinh ảo. Những năm qua, số lượng thí sinh có nhu cầu xét tuyển bổ sung không lớn, vì những ngành xét tuyển bổ sung không còn nhiều ngành “hot” mà thường là những ngành khó tuyển sinh. Bên cạnh đó, bài toán học phí luôn là phần cân nhắc quan trọng đối với thí sinh.

Thống kê từ 110 trường đại học cho thấy học phí với tân sinh viên năm học này phổ biến quanh mức 20 - 35 triệu đồng. So với năm học trước, mức thu của nhiều trường tăng khoảng 10%.

Ngoài ra, sinh viên cần chi tiền phòng trọ, điện, nước, internet, gửi xe, ăn uống, học thêm chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Thống kê từ 110 trường đại học cho thấy, học phí với tân sinh viên năm học này phổ biến quanh mức 20 - 35 triệu đồng. Ảnh: Việt Nam mới.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Đại học Công thương TP. HCM cho rằng đây là rào cản lớn. Chính vì vậy, theo thống kê tỷ lệ các em bỏ nhập học khoảng 5 - 10% mỗi năm (100 - 200 người). Trên báo điện tử VnExpress, trong gần 3.000 lượt độc giả tham gia khảo sát của có 73% đồng tình rằng "học phí vượt quá khả năng chi trả" là lý do khiến các thí sinh từ chối cơ hội vào đại học đợt 1.

TS Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội cho biết hiện nay nhiều phụ huynh, thí sinh đã nhận thức được việc "học đại" một trường đại học nào đó vừa tốn kém, vừa có thể thất nghiệp do không có động lực học tập, kết quả kém.

Ông Khánh ghi nhận nhiều em chọn cao đẳng vì chi phí thấp hơn, chỉ vài trăm nghìn đến hơn một triệu đồng một tháng. Những năm qua, tình hình tuyển sinh của trường rất khả quan. Hết tháng 8, trường đã tuyển được trên 2.000 thí sinh, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Có em đạt 28 điểm xét tuyển đại học vẫn đăng ký vào trường.

Dữ liệu các năm trước và năm nay cho thấy tỷ lệ thí sinh cả nước nhập học trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạt khoảng 80 - 85% tổng số thí sinh trúng tuyển. Không chỉ học phí, sinh viên còn cần một khoản sinh hoạt phí để có thể theo học đại học.

Nhiều thí sinh sơ suất bỏ qua bước xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống. Đây cũng là một trong những lý do để Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định gia hạn nhập học đến trước 17 giờ ngày 31/8 cho thí sinh.

Dữ liệu các năm trước và năm nay cho thấy tỷ lệ thí sinh cả nước nhập học trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạt khoảng 80 - 85% tổng số thí sinh trúng tuyển. Ảnh: Trường Đại học Y Dược.

Hiện, hàng loạt cơ sở đào tạo thông báo xét tuyển bổ sung nên “cánh cửa” vào đại học vẫn rộng mở cho những thí sinh chưa trúng tuyển hoặc chưa xác nhận nhập học đợt 1.

Song, không vì xét tuyển bổ sung mà thí sinh bỏ qua yếu tố sở thích, năng lực, điều kiện tài chính của gia đình và cơ hội việc làm sau khi ra trường. Đặc biệt, các em không nên chọn qua loa một ngành nào đó chỉ để trúng tuyển đại học. Khác với xét tuyển đợt 1, thời gian và quy định của mỗi trường khi xét tuyển bổ sung khác nhau; do đó thí sinh phải tìm hiểu kỹ thông tin.

Sau khi kết thúc mỗi đợt xét tuyển bổ sung, các trường sẽ công bố điểm trúng tuyển và điều kiện, tiêu chí phụ (nếu có) trên trang thông tin điện tử. Thí sinh cần xác nhận và làm thủ tục nhập học theo quy định của đơn vị.

Một lưu ý nữa là các em thí sinh có mong muốn học đại học cũng nên cân nhắc nhập học trong năm nay, bởi từ năm 2025, bắt đầu một chương trình học và thi hoàn toàn mới, thuận lợi hay khó khăn như thế nào thí sinh chưa thể biết trước.

Từ năm 2025, bắt đầu một chương trình học và thi hoàn toàn mới, thuận lợi hay khó khăn như thế nào thí sinh chưa thể biết trước. Ảnh: Internet.

Hơn nữa, một năm trôi qua, kiến thức học trung học phổ thông có thể mai một. Với những trường hợp khó khăn về kinh tế, nếu đã trúng tuyển, nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo các em nên làm thủ tục nhập học, sau đó xin bảo lưu để đi làm có tài chính sẽ quay trở lại học bình thường và đã đến lúc hình thành thói quen vay vốn để đi học vì đó là sự đầu tư cho tương lai.

Cần mở rộng chính sách tín dụng đối với sinh viên để người học có nhu cầu có thể tiếp cận vốn vay và trang trải cuộc sống học tập. Đây là điều mà học sinh, sinh viên và nhiều gia đình mong muốn nhất hiện nay.

Với hơn 122.000 thí sinh chưa nhập học đợt 1 năm nay, một vấn đề chúng ta cũng cần đặt ra bài toán về công tác tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp, nhất là trong năm học tới, học sinh lớp 12 sẽ thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và dự kiến có những thay đổi trong công tác tuyển sinh.

Theo đó, công tác tư vấn cần đáp ứng nhu cầu về thông tin của học sinh và phụ huynh. Thông tin cần dễ hiểu, giúp thí sinh có cơ sở lựa chọn đúng và trúng ngành/trường học yêu thích. Cũng nên đổi mới, đa dạng hơn hình thức tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp và quan tâm đến vấn đề này từ sớm, từ xa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trưa nay, nhiệt độ cao nhất khu vực trung tâm và phía Nam thành phố Hà Nội là 33-35 độ, phía Bắc và phía Tây là 32-34 độ. Cảm giác oi nóng kéo dài trong suốt buổi chiều khi độ ẩm thấp từ 50-55%.

Chùa Hà (tên chữ là Thánh Đức Tự), nằm tại phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, là một ngôi chùa cổ kính gắn liền với lịch sử và văn hóa của Thủ đô. Chùa Hà không chỉ là nơi thờ Phật mà còn được biết đến là một nơi linh thiêng để cầu duyên, tìm kiếm một tình yêu chân thành.

Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào 19/12; Dự kiến ngày bầu cử Quốc hội khóa mới là 15/3/2026; Viện trợ vẫn chưa đến tay người dân Gaza;... là những thông tin đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 9h00 hôm nay.

Novaland ngày 19/5 đã gửi đi một thông cáo báo chí đáng chú ý khi không đề ngày tháng, cho biết họ sẽ xin ý kiến cổ đông về việc phát hành thêm cổ phần để hoán đổi nợ, theo một "yêu cầu bồi hoàn" từ các cổ đông lớn của công ty.

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ hôm 19/5 được xem là bước ngoặt trong tiến trình tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine.

Hà Nội siết chặt quản lý di tích lịch sử, văn hóa; Hà Nội triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các bệnh viện trên địa bàn; Hà Nội dự kiến triển khai thẻ vé điện tử liên thông các phương tiện giao thông công cộng; Nga đề nghị Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.