Hơn 11.000 thí sinh thi đánh giá năng lực vào đại học
Hơn 11.000 thí sinh đã tiến hành tranh suất vào đại học bằng kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội, diễn ra vào sáng 15/3.
Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội là một trong hai kỳ thi riêng lớn nhất cả nước, với hơn 100 trường đại học sử dụng kết quả để xét tuyển đầu vào.
Bài thi đánh giá năng lực năm 2025 được thiết kế theo chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018. Bài thi gồm hai phần bắt buộc, gồm: Toán học - xử lý số liệu 50 câu, thời gian 75 phút; Văn học - Ngôn ngữ 50 câu, thời gian 60 phút.
Phần thi thứ ba là lựa chọn. Thí sinh chọn Khoa học hoặc Tiếng Anh với tổng 50 câu, thời gian làm bài 60 phút. Thí sinh làm bài trên máy tính, biết kết quả ngay sau hoàn thành bài thi.
Năm nay, 6 đợt thi đánh giá năng lực (HSA) của ĐHQG Hà Nội diễn ra từ ngày 15/3 đến ngày 18/5 tại Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Thanh Hóa... với quy mô lên đến hơn 90.000 thí sinh. Hiện chưa có thí sinh nào đăng ký thi hai đợt.


Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
Nhiều trường đại học tại Hà Nội yêu cầu thí sinh nộp chứng chỉ IELTS để xét tuyển đến cuối tháng 6, trước hạn đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.
Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mô hình "ba nhà: Nhà nước-Nhà trường-Doanh nghiệp" là yếu tố then chốt để hình thành chuỗi giá trị đổi mới sáng tạo từ trường học đến thị trường.
0