Hôm nay, Quốc hội thảo luận dự án Luật Thủ đô sửa đổi
Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi gồm 7 chương, 59 điều; trong đó sửa đổi, bổ sung 18 điều; quy định mới 38 điều. Đáng chú ý, dự thảo luật quy định về chính quyền Thủ đô, trong đó, về mô hình tổ chức, thực hiện mô hình không tổ chức Hội đồng nhân dân phường ở Hà Nội theo Nghị quyết số 97 và bổ sung thành phố thuộc TP Hà Nội.
Theo tờ trình của Chính phủ về dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi, TP.Hà Nội sẽ thực hiện mô hình không tổ chức Hội đồng nhân dân phường, đồng thời tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân (từ 95 lên 125 đại biểu), tỷ lệ đại biểu chuyên trách (từ 20% lên 25%), số lượng Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân (từ 2 lên tối đa 3); mở rộng thành phần Thường trực Hội đồng nhân dân so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhằm nâng cao năng lực và tăng tính chuyên nghiệp của Hội đồng nhân dân.

Đặc biệt, theo Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2045, Hà Nội dự kiến sẽ hình thành hai thành phố trực thuộc. Thành phố phía Bắc là Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh và thành phố phía Tây - Xuân Mai, Hòa Lạc. Để tạo cơ sở pháp lý bước đầu, dự thảo Luật quy định phân một số quyền của HĐND, UBND TP Hà Nội cho HĐND, UBND thành phố phía Bắc và phía Tây. Cụ thể, UBND, HĐND của hai thành phố mới sẽ được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể một số cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập đặc thù trực thuộc; điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác. Thành phố mới cũng được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý và tuyển dụng công chức cho các cơ quan.
Bên cạnh đó, dự thảo luật cũng giao Thường trực Hội đồng nhân dân TP.Hà Nội một số thẩm quyền như: Quyết định các biện pháp để giải quyết công việc đột xuất, khẩn cấp; quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm B, nhóm C; quyết định hỗ trợ các cơ quan Trung ương để thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn; hỗ trợ các địa phương khác trong trường hợp cần thiết.
Sáng 27/11, Quốc hội cũng biểu quyết thông qua Luật Căn cước và Luật Nhà ở sửa đổi. Sau đó, đại biểu thảo luận hội trường báo cáo của Chính phủ về Sơ kết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, TP Đà Nẵng và kết quả 3 năm thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TP HCM.
Buổi chiều, các đại biểu bấm nút thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); thảo luận ở hội trường về dự án Luật Lưu trữ sửa đổi.


Doanh nghiệp chỉ được phát hành trái phiếu riêng lẻ khi tổng nợ phải trả không quá 5 lần vốn chủ sở hữu.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là nhân tố quyết định thành công của mô hình chính quyền hai cấp.
Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ nhiều quy định, thủ tục đang là rào cản, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Quốc hội đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025.
Tổ công tác số 1 của UBND thành phố đã làm việc với quận Ba Đình vào ngày 17/6 để giải quyết các vấn đề sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Họp báo quốc tế công bố việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Hiến pháp và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp đã được tổ chức trong sáng 17/6 tại Hà Nội.
0