Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ là kỳ họp lịch sử
Chiều 4/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã chủ trì họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Theo đó, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 5/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 30/6, chia làm 2 đợt: đợt 1 từ ngày 05/5 đến ngày 29/5; đợt 2 từ ngày 11/6 đến ngày 30/6. Tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 37 ngày và có bố trí làm việc một số ngày cuối tuần.
Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định: 3 nghị quyết về công tác lập hiến; 51 luật, nghị quyết thuộc công tác lập pháp; 14 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác; đồng thời có 8 nhóm nội dung các cơ quan gửi báo cáo để các đại biểu Quốc hội nghiên cứu, làm cơ sở để thực hiện quyền giám sát và xem xét các nội dung theo quy định.
Đây là Kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn Cách mạng mới.
Trong các nội dung của kỳ họp, sửa đổi Hiến pháp là hệ trọng, khối lượng công việc lớn, thời gian không nhiều, phải xong trước 30/6 để ngày 1/7 có hiệu lực. Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Quốc hội cho phép nghiên cứu theo hướng ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Nội dung sửa khoảng 8 điều trên tổng số 120 điều, chủ yếu liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các quy định tại Chương 9 Hiến pháp liên quan chính quyền địa phương các cấp.
Bà Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội khóa XV cho biết, thực hiện quy định tại Điều 120 của Hiến pháp năm 2013, dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 sẽ được công bố để lấy ý kiến toàn dân. Dự kiến các nội dung này sẽ được thực hiện sớm, theo kế hoạch là từ 6/5 (ngay sau khi Ủy ban được thành lập và bắt đầu xây dựng dự thảo) sẽ tiến hành công bố Nghị quyết để lấy ý kiến nhân dân. Thời gian để lấy ý kiến nhân dân dự kiến sẽ tiến hành trong khoảng 1 tháng.
Sau khi hoàn thiện việc lấy ý kiến nhân dân, Ủy ban sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp sẽ tổng hợp tiếp thu ý kiến của Nhân dân, đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp để báo cáo Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp chậm nhất là trước ngày 26/6 làm cơ sở pháp lý để Quốc hội xem xét thông qua các luật liên quan đến tổ chức bộ máy và thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp.
Để hoàn thành kịp khối lượng công việc trong 37 ngày, Quốc hội làm việc khẩn trương với tinh thần đổi mới, rút gọn thời gian đọc báo cáo (báo cáo tóm tắt, thay vì báo cáo đầy đủ). Đồng thời, thời gian chất vất và trả lời chất vấn cũng được rút từ 2,5 ngày như thông thường xuống còn 1,5 ngày.


Chủ tịch UBND thành phố khẳng định, Hà Nội luôn coi World Bank là đối tác quan trọng, thân thiết, đã có nhiều đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Thái Ngọc Anh - tài xế taxi thu 4,2 triệu đồng của hai người dân vùng cao đã bị tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà đã đến thăm, chúc mừng Tạp chí Người Hà Nội và Báo Lao động Thủ đô vào sáng 17/6.
Việc tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp là chủ trương, chính sách lớn, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội khẳng định, chính quyền Hà Nội luôn tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí để các đơn vị là cầu nối lắng nghe nhân dân, truyền tải hình ảnh của Thủ đô văn hiến, văn minh và hiện đại.
Việt Nam - Singapore nhất trí thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện bằng những hoạt động cụ thể trong thời gian tới.
0